Trong đo đạc, khảo sát và thành lập bản đồ, hệ tọa độ, hệ quy chiếu là một yếu tố không thể thiếu. Tại Việt Nam, từ năm 1972 đến nay có hai hệ tọa độ được thành lập và sử dụng là HN-72 và VN-2000. Vậy bạn đã biết gì về hệ tọa độ HN-72 và VN-2000? Và tại sao hiện nay Việt Nam phải chuyển đổi từ hệ tọa độ HN-72 sang VN-2000? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Tìm hiểu về hệ tọa độ HN-72 và VN-2000

– Hệ tọa độ HN-72

Căn cứ theo quy định số 245/QĐ-TTg được ban hành ngày 05/09/1972 của Thủ tướng Chính phủ, hệ tọa độ HN-72 là tên gọi thống nhất cho hệ tọa độ và độ cao.

Hệ tọa độ HN-72 bao gồm hệ tách rời nhau chính là hệ quy chiếu độ cao và hệ quy chiếu tọa độ với đặc điểm cụ thể:

  • Hệ quy chiếu độ cao: Được xác định là mặt Geoid Việt Nam (tức mặt nước biển trung bình) đi qua một điểm được định nghĩa là điểm gốc độ cao với cao độ bằng 0.0 mét (điểm này đặt tại Hòn Dấu, tỉnh Hải Phòng)
  • Hệ quy chiếu tọa độ vuông góc phẳng:
    + Ellipsoid quy chiếu là Ellipsoid Krasovski 1940 có bán trục lớn a là 6378.245 và độ dẹt f là 1/298.3.
    + Điểm gốc định vị Ellipsoid quy chiếu đặt tại Hà Nội (điểm này được định vị theo giá trị quy ước của tọa độ được truyền sang từ Trung Quốc).
    + Phép chiếu sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc Gauss-Kruger.

Hệ tọa độ phẳng Gauss – Kruger.

Hình 1. Hệ tọa độ phẳng Gauss – Kruger.

Nếu phân chia dựa trên múi chiếu 6, thì nước Việt Nam ta (bao gồm vùng lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo) nằm trên múi chiếu có số thứ tự lần lượt là N018, N019, N020 tương ứng với các kinh tuyến trục là 1050, 1110 và 1170.

Nếu phân chia dựa trên múi chiếu 3, thì tỉnh Quảng Nam nước ta sử dụng đường kinh tuyến trục là kinh tuyến 108000’.

– Hệ tọa độ VN-2000

Căn cứ vào quyết định số 83/2000/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 12/07/2000 về vấn đề sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia, được gọi tắt bằng tên gọi là hệ tọa độ VN-2000.

Từ tháng 8/2000, hệ tọa độ VN-2000 đã được đưa vào sử dụng chính thức và được dùng thay thế cho hê quy chiếu HN-72 được ứng dụng trước đó. Từ đó đến nay, hệ tọa độ VN-2000 này được coi là hệ tọa độ quốc gia, áp dụng thống nhất trong mọi trường hợp, công việc đo đạc tọa độ ở các cấp hạng, cũng như xây dựng hệ thống bản đồ cơ bản, bản đồ địa chính, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia hoặc một số loại bản đồ chuyên đề đặc thù khác.

Thế nhưng, ngoài sử dụng hệ tọa độ VN-2000, trong quá trình đo đạc cho các loại bản đồ chuyên dụng, người thực hiện có thể áp dụng thêm một số hệ quy chiếu tương ứng khác.

Hệ tọa độ VN-2000 bao gồm hệ quy chiếu độ cao và hệ quy chiếu tọa độ vuông góc, với đặc điểm cụ thể như sau:

  • Hệ quy chiếu độ cao: Được xác định là mặt Geoid Việt Nam (còn gọi là mặt nước biển trung bình) đi qua một điểm được định nghĩa là vị trí gốc độ cao có cao độ là 0.0 (điểm này đặt tại đảo Hòn Dấu, tỉnh Hải Phòng).
  • Hệ quy chiếu tọa độ vuông góc:
    + Ellipsoid quy chiếu là WGS-84 toàn cầu với kích thước bán trục lớn a là 6.378.137,000 mét và độ dẹt f là 1/298,257223563; tốc độ góc quay quanh trục w là 7292115,0×10 – 11 rad/s (c); hằng số trọng trường Trái Đất GM là 3986005.108m3s – 2 (d).
    + Điểm gốc tọa độ phẳng quốc gia: Điểm N00 được đặt tại khuôn viên của Viện Nghiên cứu Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (hiện nay đang là Viện Khoa học và Bản đồ).
    + Phép chiếu sử dụng là lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM Quốc tế.

Với hệ tọa độ VN-2000, thông qua sử dụng điểm GPS cùng với vị trí Ellipsoid, quy chiếu sẽ xác định vị trí phù hợp với khu vực lãnh thổ Việt Nam và mang đến kết quả tọa độ chính xác nhất.

Trong hệ tọa độ VN-2000, trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều áp dụng lưới chiếu hình nón để thể hiện các dạng bản đồ ở tỷ lệ 1:1.000.000 hoặc nhỏ hơn; áp dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc múi chiếu 6 độ khi thể hiện các dạng bản đồ ở tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000; và cũng với lưới chiếu hình trụ ngang này, nhưng đồng góc múi chiếu 3 độ sẽ được sử dụng cho các loại bản đồ với tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000.

Bảng kinh tuyến trục của một số múi.

Hình 2. Bảng kinh tuyến trục của một số múi.

Vì sao Việt Nam phải chuyển đổi từ hệ tọa độ HN-72 sang VN-2000?

Hệ quy chiếu HN-72 và VN-2000 khác nhau về kích thước, định vị Ellipsoid quy chiếu và cả phép chiếu. Do đó, tất nhiên số liệu tọa độ cũng sẽ khác nhau.

Trên thực tế, Việt Nam phải chuyển đổi từ hệ tọa độ HN-72 sang VN-2000 bởi nhận định được những hạn chế từ hệ tọa độ HN-72, đồng thời nhận thấy được những điểm ưu việt, thích hợp hơn mà hệ tọa độ VN-2000 mang lại.

Có 4 lý do chính khiến hệ tọa độ HN-72 không còn được sử dụng phổ biến, mà phải chuyển sang hệ tọa độ VN-2000:

  • Thứ nhất, hệ tọa độ HN-72 (thực chất chính là hệ quy chiếu được sử dụng chung tại các nước xã hội chủ nghĩa trong thời gian trước) không thực sự phù hợp tại lãnh thổ Việt Nam. Nguyên nhân là do độ lệch giữa mô hình toán học và mô hình vật lý của Trái Đất quá lớn, từ đó độ biến dạng lớn, làm giảm đi mức độ chính xác của lưới tọa độ cũng như bản đồ.
  • Thứ hai, các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây sử dụng hệ tọa độ HN-72 đều đã thay đổi hệ quy chiếu quốc gia, do đó hệ tọa độ này không còn có mối liên kết nào trong khu vực nữa.
  • Thứ ba, hệ tọa độ HN-72 hoàn toàn không phải là hệ tọa độ thích hợp và có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống định vị toàn cầu, trong khi đây là hệ thống được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Hệ tọa độ HN-72 làm giảm đi độ chính xác của kết quả định vị, đồng thời quy trình công nghệ khi xử lý toán học cho các trị đo GPS cũng khá phức tạp.
  • Thứ tư, việc kết nối tư liệu với các nước khác để giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan đến hoạch định biên giới, dẫn đường cho hàng không, hàng hải,…cũng trở nên khó khăn khi sử dụng hệ tọa độ HN-72. Hiện nay, hệ tọa độ HN-72 đã bị chia cắt thành nhiều khu vực nhỏ, không có tính thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Từ những nguyên nhân đó, tại Việt Nam phải chuyển đổi từ hệ tọa độ HN-72 sang VN-2000, bởi hệ tọa độ VN-2000 có nhiều điểm ưu việt hơn và có thể khắc phục các vấn đề trên, như:

  • Phép chiếu của hệ tọa độ VN-2000 có hệ số biến dạng chiều dài nhỏ hơn.
  • Ellipsoid quy chiếu của hệ tọa độ VN-2000 phù hợp với khu vực lãnh thổ Việt Nam hơn.
  • Ellipsoid quy chiếu toàn cầu WGS-84 được sử dụng cho các hệ thống định vị vệ tinh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

Dữ liệu bản đồ thể hiện bằng hệ tọa độ VN-2000.

Hình 3. Dữ liệu bản đồ thể hiện bằng hệ tọa độ VN-2000.

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu lý do vì sao phải chuyển đổi hệ tọa độ HN-72 sang VN-2000 khi đo đạc, thành lập bản đồ. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về các thiết bị định vị tọa độ chính xác cao, hãy liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất!

>>> Xem thêm: 9 bước để Dẫn mốc tọa độ công trình bằng Máy định vị GNSS chính xác nhất!

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DatHopCompany