Từ tháng 7/2000, vị trí của mọi công trình công nghiệp và dân dụng tại Việt Nam đều được định vị bằng hệ tọa độ VN-2000. Đây là hệ tọa độ duy nhất đang được sử dụng, thay thế cho hệ Hà Nội-72 (được quy định tại 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/07/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000).

Hệ tọa độ VN-2000 là gì?

Hệ tọa độ VN-2000 là hệ tọa độ quốc gia, do Chính phủ quy định và thiết lập. Tháng 7/2000, Chính phủ chính thức đưa hệ tọa độ VN-2000 vào sử dụng (theo Quy định 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/07/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000), thay thế cho hệ tọa độ Hà Nội – 72 (HN-72) mà chúng ta vẫn hay dùng trước đây. Kể từ đó hệ tọa độ VN-2000 là hệ tọa độ duy nhất được sử dụng cho đến hiện nay.

Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 là hệ thống tọa độ quốc gia đầu tiên được sử dụng từ sau khi đất nước thống nhất. VN-2000 được xây dựng dựa trên quan điểm hiện đại, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và là công trình tiêu biểu của đội ngũ làm công tác đo đạc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Ðào tạo, Quốc phòng thực hiện từ năm 1960 đến năm 1997.

Hệ tọa độ VN2000 được áp dụng thống nhất trong đo đạc để xây dựng hệ thống tọa độ các cấp hạng, bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên đề khác.

Việt Nam sử dụng phép chiếu UTM, Ellipsoid WGS84 trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên dụng, khi cần thiết được áp dụng các hệ quy chiếu khác phù hợp với mục đích riêng.

Hệ tọa độ VN-2000 là gì và được áp dụng như thế nào?

Tọa độ GPS sau khi đo được quy chiếu lên hệ tọa độ VN2000.

Có thể tóm tắt quá trình sử dụng hệ tọa độ ở Việt Nam thay đổi theo thời gian như sau:

  • Năm 1955: Việt Nam và cả khu vực Đông Dương sử dụng Ellipsoid Clark.
  • Năm 1955 – 1975: Việt Nam sử dụng Ellipsoid Everest.
  • Năm 1972 – 1999: Việt Nam sử dụng Ellipsoid Krasovski, hệ tọa độ Hà Nội – 72 (HN-72).
  • Từ năm 2000 đến nay: Việt Nam sử dụng Ellipsoid quốc tế WGS-84 (World Geodetic System 1984) để lập hệ tọa độ quốc gia VN-2000 (QĐ 83/2000/QĐ-TTG).

Tầm quan trọng của Hệ tọa độ VN-2000

Công trình xây dựng quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được xem là thành tựu Khoa học – Công nghệ cực kỳ quan trọng và có giá trị cao trong lý luận cũng như thực tiễn. Trong công tác đo đạc, việc sử dụng hệ tọa độ là điều cần thiết và bắt buộc. Hệ tọa độ VN-2000 là tiêu chuẩn chung mà nhà nước quy định các hoạt động đo đạc cần tuân theo.

Tầm quan trọng Hệ tọa độ VN-2000 được thể hiện qua:

  • Hệ tọa độ VN-2000 được thiết lập riêng cho đất nước Việt Nam, giúp Việt Nam xây dựng được hệ quy chiếu quốc gia theo trắc địa hiện đại. Từ đó giúp chúng ta có thể thống nhất được các số liệu gốc cho toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Giúp xây dựng được toàn bộ hệ thống các điểm tọa độ bao trùm cả nước với độ chính xác cao nhất, giải quyết hàng loạt khó khăn trong công tác trắc địa bản đồ.
  • Với hệ tọa độ VN-2000 có thể xây dựng được mô hình Geoid trên phạm vi cả nước, tạo khả năng áp dụng GPS vào trong đo cao trình học.
  • Tạo ra được hệ thống lưới tọa độ phẳng phù hợp trong công tác xây dựng hệ thống bản đồ của đất nước.
  • Hỗ trợ công tác đo đạc, quản lý xây dựng ở các công trình trọng điểm của đất nước như: Thủy điện Sơn La, Hầm đường bộ Hải Vân…

Việc tạo ra hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 cho phép chuyển đổi thực hiện giữa hệ tọa độ quốc gia với hệ tọa độ quốc tế.

Hệ tọa độ VN-2000 là gì và được áp dụng như thế nào?

Dữ liệu bản đồ được thể hiện dưới dạng hệ tọa độ VN-2000.

>> Xem thêm: Thông tư 973/2001/TT-TCĐC về Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000

Hệ tọa độ VN-2000 được áp dụng như thế nào?

Ngày nay, hệ tọa độ VN-2000 được áp dụng vào tất cả các loại bản đồ, các phần mềm xử lý dữ liệu cũng yêu cầu khai báo hệ tọa độ trước khi nhập dữ liệu vào, do đó dữ liệu từ các thiết bị như máy định vị GNSS-RTK, máy định vị GPS cầm tay cần phải được chuyển về hệ tọa độ VN-2000 cho đồng bộ.

Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị đo đạc được sử dụng tại Việt Nam hiện nay đều được nhập khẩu từ các hãng của nước ngoài như: Trimble (Mỹ), Garmin (Mỹ), Hi-Target (Trung Quốc)… do đó, để áp dụng được hệ tọa độ VN-2000 vào công tác đo đạc, các thiết bị cần được thiết lập hệ tọa độ VN-2000 hoặc dữ liệu sau khi thu thập phải được chuyển đổi qua hệ tọa độ VN-2000 để phân tích và sử dụng.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp về hệ tọa độ VN-2000 là gì và được áp dụng như thế nào, nếu bạn còn điều gì thắc mắc hoặc có nhu cầu mua thiết bị định vị GNSS-RTK hay GPS cầm tay vui lòng liên hệ đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>>Xem thêm: Hệ tọa độ VN2000 sử dụng phép chiếu nào?