Khi sử dụng UAV khảo sát thành lập bản đồ sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Ưu-nhược điểm đó là gì? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sự ra đời của công nghệ UAV khảo sát thành lập bản đồ

Có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện khảo sát thành lập bản đồ như phương pháp đo đạc trực tiếp theo từng tỷ lệ bản đồ, phương pháp tổng quát hóa bản đồ hay phương pháp sử dụng ảnh viễn thám từ vệ tinh.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành đo đạc bản đồ cũng đã xuất hiện nhiều công nghệ đo đạc mới giúp nâng cao hiệu quả, độ chính xác và độ tin cậy của dữ liệu đo đạc. Một trong số đó là công nghệ ảnh số (hay còn gọi là không ảnh). Công nghệ này sử dụng các cảm biến thu thập dữ liệu gắn trên các máy bay không người lái (UAV) để thu thập dữ liệu ảnh của khu vực khảo sát từ trên không, rồi sử dụng các thuật toán liên quan để xử lý, phục vụ cho công tác thành lập bản đồ của khu vực.

Sử dụng UAV khảo sát thành lập bản đồ có ưu nhược điểm gì?

Ứng dụng công nghệ UAV trong khảo sát thành lập bản đồ là một bước tiến mới của ngành đo đạc.

Công nghệ UAV được ứng dụng để khảo sát thành lập nhiều loại bản đồ khác nhau như bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch dân cư… Ngoài ra, công nghệ này còn được ứng dụng trong khảo sát tài nguyên, đặc biệt là ở những vùng khó hoặc không thể tiếp cận…

Ưu – nhược điểm khi sử dụng UAV khảo sát thành lập bản đồ

Khi sử dụng UAV khảo sát thành lập bản đồ sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định:

– Ưu điểm khi sử dụng UAV khảo sát thành lập bản đồ:

  • Công nghệ UAV khảo sát thành lập bản đồ giúp nâng cao hiệu suất khảo sát nhiều lần so với phương pháp truyền thống: Hiệu suất khảo sát của các phương pháp truyền thống chỉ đạt mức tối đa khoảng 3-5 hecta/người/ngày, trong khi đó với công nghệ UAV có thể thu được hình ảnh độ chính xác cao cho khoảng 300-400 hecta đất chỉ với 1 thiết bị UAV. Điều này đặc biệt hữu ích khi khu vực khảo sát có diện tích lớn.
  • Có thể triển khai trên mọi địa hình: Thu thập dữ liệu bằng cách bay chụp từ trên không, công nghệ UAV phù hợp cho mọi dự án, mọi địa hình khác nhau, từ đồng bằng, đồi núi, đô thị hay vùng nông thôn hẻo lánh…
  • Dữ liệu thu thập được có độ chính xác và độ tin cậy cao: Công nghệ UAV có thể cho ra dữ liệu khảo sát đạt độ chính xác đến đơn vị centimet, đồng thời nó cũng hoạt động ổn định trong nhiều điều kiện địa hình và môi trường khác nhau, giúp dữ liệu mang lại có độ tin cậy cao.
  • Giúp giảm các tai nạn lao động không mong muốn: Ứng dụng công nghệ UAV khảo sát thành lập bản đồ là giải pháp hiệu quả cho những khu vực nguy hiểm như đồi núi, sườn dốc… khu vực mà con người có khả năng gây nhiều nguy hiểm cho con người khi tiếp cận.
  • Giúp giảm chi phí nhân công khảo sát: Các phương pháp đo đạc trực tiếp yêu cầu khá nhiều nhân công và thời gian thực hiện, điều này gây tốn kém không ít chi phí cho doanh nghiệp. Trong khi đó công nghệ UAV khảo sát thành lập bản đồ sử dụng ít nhân lực hơn, và thiết bị UAV cũng có thể tái sử dụng cho nhiều dự án tiếp theo, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.

– Nhược điểm UAV khảo sát thành lập bản đồ:

  • Thời gian làm việc của các thiết bị UAV khá hạn chế: Các dòng máy bay không người lái dùng trong khảo sát thành lập bản đồ nói chung chỉ có một đợt bay tối đa kéo dài khoảng từ 20-40 phút. Vì vậy, nếu không trang bị thêm pin dự phòng, công việc sẽ bị ngắt quãng.
  • Thiết bị UAV và cảm biến khá nhạy cảm với thời tiết: Vì hoạt động trên không nên các thiết bị UAV chịu nhiều tác động của gió và độ ẩm. Nhiều loại máy bay không người lái đều hoạt động không hiệu quả vào những ngày có độ ẩm môi trường cao và gió lớn.
  • Việc vận hành các thiết bị UAV yêu cầu đáp ứng các yêu cầu pháp lý: Tại Việt Nam, khi muốn sử dụng máy bay không người lái ở bất kỳ khu vực nào bạn cũng cần phải làm đơn xin cấp phép bay. Ngoài ra, khi vô tình bay vào những khu vực cấm bay (theo quy định Nhà nước), máy bay của bạn có thể bị bắt rơi bất kỳ lúc nào.
  • Yêu cầu người vận hành thiết bị có kinh nghiệm: Điều này gây khó khăn cho một số doanh nghiệp nhỏ vì thiếu kinh phí cho việc đào tạo sử dụng máy bay không người lái chuyên sâu. Việc sử dụng máy bay khi chưa thành thạo sẽ dễ khiến xảy ra sự cố khi vận hành, gây hư hỏng, nguy hiểm cho con người và tốn kém chi phí.

Giới thiệu một số dòng UAV khảo sát thành lập bản đồ chất lượng cao

Thiết bị UAV khảo sát thành lập bản đồ quen thuộc đầu tiên phải kể đến là DJI Phantom 4 RTK, tiếp theo đó là DJI Mavic 3E và “xịn sò” nhất là DJI Matrice 350 RTK.

Sử dụng UAV khảo sát thành lập bản đồ có ưu nhược điểm gì?

Một số dòng UAV khảo sát thành lập bản đồ chất lượng cao.

STT Dòng máy bay Thông số kỹ thuật
1 DJI Phantom 4 RTK
  • Khả năng đo đạc bản đồ: Ở độ cao 182m với 1 ca bay, P4RTK có thể bao phủ 1km2 và đạt độ phân giải mặt đất 5 cm/pixel.
  • Độ chính xác định vị RTK: Mặt bằng: 1cm + 1ppm, độ cao: 1.5 cm + 1ppm. @100 m @ 2.7 cm GSD @ Accuracy: 5cm (1 ppm ~ 1 mm/ 1 km).
  • Thời gian bay: 30 phút.
  • Camera được trang bị cảm biến CMOS 1 inch và độ phân giải 20MP: Giúp cung cấp hình ảnh rõ nét khi bay mà không sợ rung lắc, giật.
  • Khả năng truyền phát dữ liệu ở khoảng cách xa, từ 5 km – 7 km với với hệ thống truyền dẫn OcuSync cho phép chất lượng truyền ở dạng HD.
  • Xem chi tiết về Drone DJI Phantom 4 RTK TẠI ĐÂY >>>
2 DJI Mavic 3E
  • Khả năng đo đạc bản đồ: Mavic 3E có khả năng bao phủ 2km2 khảo sát bản đồ trong 1 lần bay với tốc độ bay 15m/s.
  • Độ chính xác mặt bằng: ±0.3m (Vision System); ±0.5m (High-Precision Positioning System); ±0.1m (RTK).
  • Độ chính xác cao độ: ±0.1 m (Vision System); ±0.5m (GNSS); ±0.1m (RTK).
  • Thời gian bay tối đa: 45 phút.
  • Được tích hợp màn trập cơ học và camera zoom 56X cho phép thực hiện các nhiệm vụ đo đạc bản đồ, xây dựng mô hình 3D dễ dàng và rõ nét.
  • Tính năng truyền dữ liệu hình ảnh O3 Enterprise với 4 anten cho phép truyền dữ liệu trong điều kiện tối ưu từ 9 km – 15 km, kết nối ổn định hơn trong nhiều môi trường phức tạp khác nhau.
  • Xem chi tiết về Drone DJI Mavic 3 Enterprise TẠI ĐÂY >>>
3 DJI Matrice 350 RTK
  • Khả năng đo đạc bản đồ: Tùy thuộc vào cảm biến sử dụng.
  • Độ chính xác mặt bằng: ±0.3m (Vision System); ±1.5m (GNSS); ±0.1m (RTK).
  • Độ chính xác cao độ: ±0.1 m (Vision System); ±0.5m (GNSS); ±0.1m (RTK).
  • Thời gian bay tối đa: 55 phút.
  • Khả năng truyền phát lên đến 20km với công nghệ O3 Enterprise Transmission – 4 ăng-ten và hỗ trợ video 1080p ba kênh.
  • Xem chi tiết về Drone DJI Matrice 350 RTK TẠI ĐÂY >>>

Nếu bạn đang quan tâm đến UAV khảo sát thành lập bản đồ, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến cho Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Kiểm tra và Đảm bảo An toàn Công cộng với: Mavic 3 Enterprise Series, M30 Series, M300 RTK