Một chiếc UAV có trang bị RTK/PPK không chỉ chụp ra những bức ảnh chính xác mà còn giúp cho máy bay hoạt động với vị trí chính xác ở mức độ centimet. Điều này thực sự cần thiết khi thực hiện một nhiệm vụ bay vì khi máy bay không thể bay đúng đường bay được chỉ định có thể dẫn đến một số sự cố không thể lường trước được.
Tổng quan về ứng dụng công nghệ RTK/PPK vào UAV
Có một sự khác biệt lớn giữa Flycam chụp ảnh và một thiết bị khảo sát là nhờ vào ứng dụng công nghệ RTK/PPK mà giờ đây có thể nâng cấp chiếc Flycam thành một công cụ khảo sát chuyên nghiệp đạt được độ chính xác ưu việt.
Hiện nay, máy bay không người lái (Drone) hay “Flycam” đã rẻ hơn rất nhiều và dễ tiếp cận hơn, và bất cứ chiếc Flycam nào cũng có thể chụp được những bức ảnh sắc nét từ trên cao với chất lượng vượt trội. Nhờ vào kỹ năng của người vận hành mà có thể điều khiển chiếc Flycam chụp được những bức ảnh sắc nét và theo một trình tự cụ thể.
Và việc kết hợp những yếu tố trên rất phù hợp cho công tác không ảnh – “Photogemetry” khi việc có thể chụp được những bức ảnh liên tiếp nhau với cùng độ phân giải, cùng những điểm chung trên ảnh có thể tạo nên một tờ ảnh lớn. Điều cần quan tâm đến là tờ ảnh này có độ chính xác bao nhiêu có phù hợp để sử dụng cho những công tác đo đạc, số hóa hay không?
Thực tế hiện nay, không chỉ có những dòng Drone, Camera, hoặc thậm chí là một chiếc Smart Phone cũng có thể trở thành một công cụ khảo sát chuyên nghiệp. Điều này có thể thực hiện được là nhờ vào trang bị thêm công nghệ RTK/PPK lên chính Camera.
Máy bay không người lái ứng dụng RTK là gì?
Một chiếc UAV có trang bị RTK/PPK không chỉ chụp ra những bức ảnh chính xác mà còn giúp cho máy bay hoạt động với vị trí chính xác ở mức độ centimet. Điều này thực sự cần thiết khi thực hiện một nhiệm vụ bay vì khi máy bay không thể bay đúng đường bay được chỉ định có thể dẫn đến một số sự cố không thể lường trước được. Ví dụ: Đáp cách lên mái nhà thay vì đáp xuống đất, bay lệch vào những vùng cấm bay như khu quân đội. Và một chiếc UAV có trang bị RTK/PPK có thể đạt được đến độ chính xác centimet.
Sự khác nhau giữa hai công nghệ RTK và PPK
RTK (Real Time Kinematic) và PPK (Post Processed Kinematic) đã có nhiều bài viết nếu về định nghĩa của hai công nghệ này. Xem thêm: Phương pháp đo RTK và PPK có gì giống và khác nhau?
Với quy trình làm việc của PPK, máy bay không người lái liên kết tọa độ X, Y và Z với mỗi hình ảnh dựa trên thiết bị GPS tích hợp của nó. Trong quá trình bay, một máy thu GNSS (đây có thể là trạm base hoặc CORS) cũng ghi lại thông tin vị trí.
Sau khi chuyến bay kết thúc, hai bộ dữ liệu GPS được khớp với nhau Timestamp của hình ảnh. Dữ liệu GPS tích hợp của máy bay không người lái được chỉnh sửa để đồng bộ với trạm base để độ chính xác cao hơn, cung cấp dữ liệu hình ảnh chính xác sau khi xử lý.
Với quy trình làm việc của RTK, một trạm base được đặt trên mặt đất sẽ gửi tín hiệu thô liên tục đến máy bay, từ đó máy bay có thể sử dụng tín hiệu này để hiệu chỉnh lại vị trí chính của từng bức ảnh cũng như vị trí của mình trên dải bay.
Ở hai công nghệ ngày đều phải kết nối với UAV để thực hiện chụp ảnh. Với RTK những bức ảnh sẽ được hiệu chỉnh trực tiếp trên thực địa. Còn với công nghệ PPK những bức ảnh sẽ được hiệu chỉnh sau chuyến bay. Điểm nổi trội của phương pháp PPK là UAV có thể cách trạm gốc (Base Station) một khoảng cách rất xa (20 km). Còn đối với phương pháp RTK khoảng cách tối đa chỉ có thể đạt được 12km ở khu vực FCC/NCC. Độ chính xác RTK có thể đạt được 1cm + 2pp mặt bằng và 2cm+2ppm về độ cao.
Hiện nay, có nhiều dòng UAV được tích hợp sẵn module RTK như Matrice 300, Matrice 350, Phantom 4 RTK hoặc những dòng có thể tách rời module RTK như dòng Mavic 3 Enterprise. Tùy vào mức độ đầu tư và nhu cầu công việc có thể lựa chọn nhiều moderm khác nhau.
Liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết về các dòng máy bay không người lái có trang bị RTK/PPK ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: So sánh Mavic 3 Enterprise và Phantom 4 RTK trong ứng dụng khảo sát, thành lập bản đồ