Trong quá trình sử dụng, thao tác tại hiện trường hoặc bảo quản chưa đúng, sẽ có rất nhiều trường hợp máy thu GNSS xảy ra lỗi. Khi máy thu GNSS bị hỏng, điều người dùng lo lắng nhất là tìm một đơn vị sửa máy thu GNSS hay sửa bộ thu GNSS chất lượng, giá cả hợp lý.
Máy thu GNSS đóng vai trò quan trọng trong công tác đo đạc, khảo sát địa hình
Máy thu GNSS hay còn gọi là máy định vị vệ tinh GNSS, là thiết bị với chức năng chính là định vị, xác định vị trí, đo tọa độ để phục vụ cho nhiều công tác đo đạc, khảo sát địa hình và thành lập bản đồ như:
- Khảo sát thành lập lưới khống chế tọa độ với độ chính xác cao.
- Đo điểm chi tiết phục vụ công tác thành lập bản đồ địa hình, địa chính…
- Bố trí điểm phục vụ cho công tác chuyển điểm thiết kế ra thực địa.
- Giao hội, bố trí đường cong, tính diện tích.
Ngày nay, thiết bị định vị GNSS đã được sử dụng khá rộng rãi. Một số thiết bị hiện đại hơn được trang bị công nghệ bù nghiêng giúp đơn giản hóa công việc đo đạc cho người dùng. Bên cạnh công tác đo đạc, khảo sát địa hình, máy định vị GNSS còn được sử dụng trong công tác nghiên cứu địa chất, nông nghiệp, lâm nghiệp hay hàng không…
Máy thu GNSS thường bị lỗi gì? Cách khắc phục như thế nào?
Trong quá trình sử dụng, thao tác tại hiện trường hoặc bảo quản chưa đúng, sẽ có rất nhiều trường hợp máy thu GNSS xảy ra lỗi. Vậy những lỗi nào thường gặp nhất? Và cách khắc phục những lỗi đó như thế nào?
Thông thường, người dùng thường gặp 5 lỗi dưới đây khi sử dụng máy thu GNSS:
– Lỗi máy thu không bắt được vệ tinh:
Máy thu GNSS sử dụng khả năng thu tín hiệu từ các hệ thống vệ tinh như GPS, GLONASS, GALILEO, BEIDOU… để xác định vị trí, tọa độ cụ thể tại một điểm. Nếu máy thu không bắt được vệ tinh, đồng nghĩa với việc công tác định vị vị trí không thực hiện được. Lỗi này xảy ra thường do:
- Firmware bị lỗi.
- Lỗi Anten.
- Lỗi bộ thu vệ tinh trong máy GNSS.
Trong trường hợp ngày, điều bạn cần làm là:
- Chạy lại Firmware, sau đó kiểm tra xem máy thu có bắt được vệ tinh không.
- Sửa hoặc thay thế Anten khác trong trường hợp Anten bị lỗi.
- Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế Board thu vệ tinh.
– Lỗi máy không kết nối được với trạm Cors:
Trạm Cors là hệ thống trạm tham chiếu liên tục GNSS, được đặt tại một vị trí cố định và ghi dữ liệu thời gian thực sau đó gửi thông tin về các máy chủ thông qua Internet để thực hiện việc tính toán lưới và hiệu chỉnh vị trí phục vụ cho người dùng cuối.
Máy thu GNSS không kết nối được với trạm Cors đồng nghĩa với việc tính toán và hiệu chỉnh số liệu sẽ không được thực hiện. Nguyên nhân thường do:
- Cài đặt thông số kết nối sai.
- Sim bị hết dung lượng hoặc thời gian đăng ký.
- Firmware bị lỗi.
- Data Board của máy bị hư.
- Trạm Cors đăng ký hết hạn hoặc trạm Cors đang bảo trì.
Trong trường hợp ngày, điều bạn cần làm là:
- Kiểm tra lại thông số kết nối đường truyền trên điều khiển.
- Kiểm tra lại dung lượng Data của Sim và thời gian Sim đăng ký còn hay không.
- Liên hệ với bên cung cấp thiết bị để biết xem trạm Cors có đang bảo trì không.
- Kiểm tra tài khoản đăng ký trạm Cors của mình còn thời hạn đăng ký không,
- Chạy lại Firmware.
Nếu đã thử hết các cách trên nhưng vẫn không kết nối máy thu GNSS với trạm Cors được, có nghĩa việc không kết nối được khả năng cao là do Board Data đã gặp vấn đề. Cần kiểm tra, sửa chữa hoặc thay Board Data để tiếp tục sử dụng thiết bị.
– Lỗi máy đo tọa độ không chính xác:
Khi máy thu đo tọa độ không chính xác, khả năng cao là do:
- Người dùng cài đặt các thông số không chính xác.
- Do lỗi Firmware đã ảnh hưởng đến khả năng đo của thiết bị.
Trong trường hợp ngày, điều bạn cần làm là:
- Kiểm tra lại thông số cài đặt trên điều khiển.
- Chạy lại Firmware cho thiết bị.
Nếu đã áp dụng hai cách trên nhưng máy vẫn đo tọa độ không chính xác, bạn cần mang máy đến Trung tâm Sửa chữa để được kiểm tra thiết bị bị lỗi ở đâu và khắc phục.
– Lỗi máy không lên nguồn:
Khi mang máy thu GNSS ra hiện trường, bấm nút hoài không lên nguồn sẽ làm gián đoạn đáng kể tiến độ công việc của bạn. Hãy nghĩ lại xem có phải do pin sử dụng lâu ngày dẫn đến dung lượng pin đã cạn hay không. Nếu không phải do hết dung lượng pin, nguyên nhân bộ điều khiển không lên nguồn có thể là do:
- Tiếp xúc giữa pin và máy chưa khớp.
- Pin hư.
- Board nguồn của máy bị hư.
Trong trường hợp ngày, điều bạn cần làm là:
- Kiểm tra lại bộ phận tiếp xúc giữa pin và máy, lắp lại pin và thử bật lại nguồn.
- Thay thế pin mới.
- Kiểm tra, sửa chữa và thay thế Board nguồn.
– Lỗi máy không phát Bluetooth:
Khi máy thu GNSS không phát tín hiệu Bluetooth, bộ điều khiển GNSS/bộ thu thập dữ liệu GNSS không thể bắt tín hiệu và điều khiển hoạt động của máy thu. Tình trạng này xảy ra thường do một trong hai nguyên nhân sau:
- Do lỗi Firmware.
- Do Board Bluetooth bị hư.
Trong trường hợp ngày, điều bạn cần làm là:
- Chạy lại Firmware.
- Dùng điều khiển khác kết nối xem do hư và lỗi ở đâu.
- Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay Board Bluetooth.
** Lưu ý: Không nên tự ý tháo lắp, sửa máy thu GNSS khi không có đủ chuyên môn và thiết bị hỗ trợ vì sẽ rất dễ làm hư hỏng đến các linh kiện khác.
Tìm đơn vị sửa máy thu GNSS uy tín, chất lượng ở đâu?
Khi máy thu GNSS bị hỏng, điều người dùng lo lắng nhất là tìm một đơn vị sửa máy thu GNSS/ sửa bộ thu GNSS chất lượng, giá cả hợp lý. Có nhiều doanh nghiệp chỉ bán máy, không sửa chữa và ngược lại. Điều này đã vô tình gây khó khăn cho người mua hàng.
Tuy nhiên, tại CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP, ngoài việc phân phối thiết bị đo đạc chính hãng, Đất Hợp còn thành lập Trung tâm Kiểm định – Sửa chữa Máy đo đạc nhằm tạo sự an tâm trong quá trình sử dụng và tối ưu chi phí sửa chữa cho khách hàng. Dù bạn mua máy tại Đất Hợp hay bất kỳ nơi nào, khi có nhu cầu sửa chữa, Đất Hợp đều hỗ trợ tận tình nhất.
Liên hệ HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết về cách sửa máy thu GNSS/ sửa bộ thu GNSS hoặc bất kỳ loại máy đo đạc nào.
>> Xem thêm: Sửa bộ phát Radio ngoài (Không phát sóng Radio xa, không lên nguồn…)