Trong ngành trắc địa, đặc biệt là trong công tác định vị tọa độ, trạm CORS đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vậy bạn đã biết gì về trạm CORS? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Khái niệm trạm CORS

Trạm CORS được viết tắt từ tên Tiếng Anh là Continuously Operating Reference Station. Đây là một hệ thống các trạm tham chiếu GNSS hoạt động liên tục tại những vị trí cố định.

Trạm CORS cung cấp số hiệu chỉnh giúp máy thu GNSS RTK, các phương tiện tự hành (automatic vehicle) đạt kết quả định vị với độ chính xác cao đến cấp độ centimet. Nhờ đó, trạm CORS được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, từ xây dựng, khảo sát địa chính đến nông nghiệp,…

Một hệ thống trạm CORS của Trimble.

Hình 1. Một hệ thống trạm CORS của Trimble.

Cấu trúc của trạm CORS

Cấu trúc của trạm CORS bao gồm 2 thành phần chính, như sau: Đế (trụ) trạm CORS, máy chủ (trạm xử lý trung tâm).

  • Đế (trụ) trạm CORS: Các máy thu tín hiệu GNSS được lắp đặt tại các vị trí trạm CORS. Những điểm xây dựng trạm CORS cần đảm bảo về khả năng thu nhận tín hiệu ổn định trong khoảng cách xa.
  • Trạm chủ (trạm điều khiển xử lý trung tâm): Đây là nơi có nhiệm vụ điều khiển, xử lý và lưu trữ những thông tin gửi từ các trạm tham chiếu. Tại đây, những mô hình số cải chính vi phân tức thời cũng có thể được xây dựng. Trung tâm điều khiển của trạm chủ thu nhận tất cả số liệu từ trạm tham chiếu thông qua đường truyền Internet và thực hiện việc tính toán, hiệu chỉnh tọa độ, vị trí và gửi chúng đến người dùng. Để thực hiện các công việc này, trạm chủ sử dụng cả hệ thống phần mềm và phần cứng mạnh mẽ.

Cấu trúc hoạt động của một trạm CORS.

Hình 2. Cấu trúc hoạt động của một trạm CORS.

Ứng dụng của trạm CORS

Trạm CORS được ứng dụng phổ biến trong công tác định vị, cung cấp dữ liệu định vị một cách chính xác, nhanh chóng và đồng nhất, đồng thời hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực như:

  • Đo đạc, khảo sát và thành lập bản đồ: Trạm CORS có vai trò đặc biệt quan trọng với ngành trắc địa và bản đồ, giúp cải thiện hiệu suất công việc, giảm tính không nhất quán của dữ liệu. Ngoài ra, khi kết hợp với các thiết bị trắc địa như Drone, máy thu GNSS đa tần số, những kỹ sư sẽ dễ dàng thu thập được tọa độ chính xác, phục vụ cho việc đo vẽ bản đồ.
  • GIS: Trạm CORS được ứng dụng trong thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu không gian địa lý. Nhờ đó giúp xây dựng hệ thống thông tin địa lý một cách hiệu quả và chính xác.
  • Quan trắc chuyển dịch mạng Trái Đất: Hệ thống trạm CORS tại Việt Nam để xác định các hoạt động trồi hay lún và quan trắc sự chuyển dịch của Trái Đất, đặc biệt quan trọng trong dự báo thiên tai tự nhiên.
  • Cung cấp số hiệu chỉnh để định vị độ chính xác cao cho hệ thống xe tự hành: Khi công nghệ ngày càng phát triển, máy móc sẽ giúp con người thực hiện các công việc như tưới nước, bón phân, gieo hạt,…Để làm được điều này, thiết bị cần có thông tin về vị trí chính xác đến từng centimet. Do đó, các thiết bị cần sử dụng trạm CORS để có được dữ liệu định vị chính xác.(Xe tự lái)

Hệ thống trạm CORS tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện xây dựng hệ thống trạm CORS trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Hệ thống này được xây dựng với mục tiêu là lưới đa mục đích, phục vụ cho nhiều lĩnh vực với độ chính xác khác nhau.

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam hiện đang xây dựng 65 trạm CORS, nhằm phục vụ cho các ứng dụng chỉ đường và xác định vị trí theo chế độ thời gian thực dựa trên việc truyền dữ liệu qua Internet. Trong số 65 trạm CORS được xây dựng, bao gồm: 24 trạm Geodetic CORS và còn lại là các trạm NTRK CORS.

Hệ thống trạm CORS tại Việt Nam.

Hình 3. Hệ thống trạm CORS tại Việt Nam.

Một trạm CORS cần được đặt tên (bao gồm tên đầy đủ và tên rút gọn) và đánh số hiệu. Tên đầy đủ của trạm được lấy dựa trên địa danh của khu vực đặt trạm. Tên rút gọn được viết tắt từ tên đầy đủ, bao gồm 4 ký tự. Bên cạnh đó, tên trạm cần đáp ứng các yêu cầu như sau:

  • Tên rút gọn cần phải dễ nhận biết hơn so với tên đầy đủ;
  • Tên của các trạm trong mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia không được trùng nhau;
  • Tên được đặt không trùng với tên đã có thuộc các điểm trong mạng lưới IGS (đối với những điểm tham gia trong mạng lưới trạm định vị vệ tinh của tổ chức IGS).

Số hiệu của các trạm CORS bao gồm 9 ký tự với:

  • 2 ký tự đầu tiên đại diện cho mã vùng của quốc gia.
  • 4 ký tự tiếp đến đại diện cho tên rút gọn của trạm.
  • 3 ký tự tiếp đến là số thứ tự trạm trong mạng lưới trạm

Số hiệu của các trạm CORS cần được đảm bảo là duy nhất trong mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về trạm CORS. Mọi thông tin, thắc mắc về kết nối trạm CORS cũng như các thiết bị thu tín hiệu GNSS chất lượng cao, hãy liên hệ đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký sử dụng trạm Cors quốc gia miễn phí