Cao độ thiết kế và cao độ xây dựng là hai yếu tố đã quá quen thuộc, bởi nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế cũng như xây dựng công trình. Vậy cao độ thiết kế là gì? Cao độ xây dựng là gì? Làm sao để phân biệt cao độ thiết kế và cao độ xây dựng trong trắc địa? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu lời giải đáp cho những câu hỏi này trong bài viết sau đây nhé!

Cao độ trong trắc địa là gì?

Cao độ là một chỉ số thể hiện độ cao của một vị trí. Trong ngành trắc địa, cao độ đóng vai trò quan trọng trong các công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng công trình.

Đối với công việc thiết kế, xây dựng công trình, cao độ là một chỉ số bắt buộc phải có bởi nó ảnh hưởng đến toàn bộ thiết kế công trình trên khu vực xây dựng và cả những công trình liên quan. Đối với công việc khảo sát, việc xác định cao độ giúp thể hiện được độ cao của vị trí cần đo, phục vụ cho các công tác đo vẽ bản đồ trong không gian ba chiều, hay các đường đồng mức…

Không có chỉ số về cao độ, việc thiết kế và xây dựng công trình sẽ không được tiến hành thực hiện, gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ và hiệu quả công việc.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn Đo ngắm dẫn mốc cao độ bằng Máy thủy bình điện tử

Phân biệt cao độ thiết kế và cao độ xây dựng

– Cao độ thiết kế là gì?

Cao độ thiết kế là một chỉ số cần phải được xác định chính xác, nhằm giúp quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Chỉ số này có tầm quan trọng lớn, tác động đến toàn bộ các thiết kế của công trình tại khu vực xây dựng sau này. Chỉ khi có được cao độ thiết kế chính xác thì mới có thể tiến hành vào việc thiết kế công trình, bố trí và triển khai quy hoạch cho thích hợp với địa hình.

Cao độ thiết kế tác động đến toàn bộ thiết kế trong công trình.

Hình 1. Cao độ thiết kế tác động đến toàn bộ thiết kế trong công trình.

– Cao độ xây dựng là gì?

Cao độ xây dựng là khoảng cách tính từ mặt phẳng được lấy làm chuẩn (chẳng hạn như sàn tầng 1) đến một vị trí khác (có thể cao hoặc thấp hơn). Cao độ xây dựng được tính bằng mét và độ chính xác được lấy đến chữ số thứ 3 ở phía sau dấu phẩy.

Cao độ xây dựng được ký hiệu bằng một hình tam giác đều, nửa trắng nửa đen được chú thích số bên trên. Quy định mặt được lấy làm chuẩn có cao độ là ±0.000. Các vị trí khác sẽ được tính theo mức chuẩn, với vị trí cao hơn sàn chuẩn sẽ có cao độ dương và vị trí thấp hơn sàn chuẩn có cao độ âm.

Ví dụ về cao độ xây dựng và ký hiệu cao độ.

Hình 2. Ví dụ về cao độ xây dựng và ký hiệu cao độ.

Việc đo đạc cao độ trong xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng, phục vụ cho các hoạt động liên quan như: Nghiên cứu và đo đạc chi tiết độ cao, xác định độ dốc, hướng dốc tại khu vực cần xây dựng.

– Mối liên hệ giữa cao độ thiết kế và cao độ xây dựng trong đo đạc trắc địa

Trong đo đạc trắc địa, cao độ thiết kế và cao độ xây dựng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cao độ thiết kế là nền tảng, cơ sở để thi công công trình. Trong khi đó, cao độ xây dựng là cao độ thực tế của công trình đó. Khi xây dựng công trình, yêu cầu cao độ xây dựng cần phải đạt đúng theo cao độ thiết kế.

Ví dụ: Cao độ thiết kế của một tòa nhà là 20 mét thì khi xây dựng phải thực hiện làm sao cho cao độ thực tế của công trình (cao độ xây dựng) đạt được đúng 20 mét, không được xê dịch.

Đo cao độ thiết kế và cao độ xây dựng trong trắc địa bằng thiết bị nào?

Để đo cao độ thiết kế và cao độ xây dựng trong trắc địa, phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay chính là sử dụng máy thủy bình. Đây là một thiết bị chuyên phục vụ cho công tác đo cao độ, và vốn đã rất quen thuộc, được ứng dụng rộng rãi trong ngành thiết kế, xây dựng công trình, cũng như trắc địa hay giám sát công trình, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ngoài ra, không những chỉ thực hiện công việc đo cao độ, máy thủy bình còn có khả năng đo được khoảng cách, đo góc hay so sánh độ cao giữa hai điểm,…

Máy thủy bình là thiết bị đo cao độ được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng.

Hình 3. Máy thủy bình là thiết bị đo cao độ được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng.

Hiện nay, trên thị trường có hai dòng máy thủy bình, đó là: Máy thủy bình điện tửmáy thủy bình tự động. Việc phân loại được dựa vào một số đặc trưng như sau:

Đặc điểm Máy thủy bình điện tử Máy thủy bình tự động
Phương pháp thu thập dữ liệu Đọc số trên vạch mia và tiến hành ghi dữ liệu vào sổ. Dữ liệu được thu thập thông qua mia mã vạch và được lưu vào máy một cách tự động.
Thời gian thực hiện đo Mất nhiều thời gian hơn vì vừa đo phải vừa đọc số và ghi. Tiết kiệm thời gian đo hơn nhờ khả năng tự động lưu dữ liệu.
Nguồn sử dụng Không sử dụng năng lượng. Để đo và lưu dữ liệu cần dùng pin sạc hoặc pin tiểu.
Loại mia Mia thường hay mia invar. Mia mã vạch.
Khả năng xử lý dữ liệu Cần phải nhập số liệu vào máy sau khi đo. Không cần nhập dữ liệu, chỉ cần trút dữ liệu từ máy.
Chi phí đầu tư Chi phí thấp hơn. Chi phí cao hơn.
Các loại sai số Sai số chủ quan (xuất phát từ người đo, cách dựng mia,…) Không có sai số xảy ra từ người đọc mia hay ghi chép.

Một số dòng máy thủy bình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, có thể kể đến như:

Qua bài viết trên đây, mong rằng bạn đã có được những thông tin, kiến thức cần biết về cao độ thiết kế và cao độ xây dựng trong trắc địa. Nếu có thắc mắc gì về cao độ thiết kế và cao độ xây dựng, cũng như thiết bị để đo cao độ, hãy liên hệ ngay đến Công ty TNHH Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết và chọn lựa được một thiết bị phù hợp với nhu cầu của bạn.

>>> Xem thêm: 8 bước để Dẫn mốc cao độ công trình bằng Máy thủy bình chính xác nhất!

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtydathop