Dẫn mốc cao độ công trình là công tác đòi hỏi độ chính xác và chuyên môn cao. Rất nhiều trường hợp người đo dẫn mốc cao độ công trình bằng máy thủy bình cho dữ liệu không chính xác. Để khắc phục tình trạng này, Đất Hợp sẽ chia sẻ với bạn “8 cách để Dẫn mốc cao độ công trình bằng Máy thủy bình chính xác nhất” qua bài viết dưới đây.

8 bước để dẫn mốc cao độ công trình bằng máy thủy bình chính xác nhất!

Bước 1. Đảm bảo khoảng cách giữa máy và mia phải tương đồng giữa các lần đo

Khoảng cách giữa máy và mia khi sử dụng máy thủy bình để dẫn mốc cao độ công trình được quy định cụ thể cho từng cấp hạng lưới cao độ cụ thể. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp người dùng đứng khoảng cách xa hơn hoặc đứng quá gần so với quy định (do có vật cản) sẽ làm dữ liệu thu thập bị sai lệch.

Người dùng cần lưu ý về khoảng cách giữa máy thủy bình và mia khi đo như sau:

  • Đối với lưới cao độ Hạng I: Chiều dài tiêu chuẩn các tia ngắm là 50m. Trong những trường hợp đặc biệt như đường có độ dốc lớn, đo vào mốc, khi sai số hệ thống rõ rệt thì chiều dài tia ngắm có thể rút ngắn đến 5m.
  • Đối với lưới cao độ Hạng II: Chiều dài tia ngắm tiêu chuẩn là 50m. Trong các trường hợp: Đường đèo, khi sai số hệ thống rõ rệt, khi đo nối vào các mốc độ cao chiều dài tia ngắm có thể rút xuống, nhưng không thể nhỏ hơn 5m.
  • Đối với lưới cao độ Hạng III: Chiều dài tia ngắm từ máy tới mia từ 50 đến 60m. Trường hợp hệ số phóng đại của ống ngắm từ 30x – 35x thì chiều dài tia ngắm là 75m. Nếu hệ số phóng đại lớn hơn 35x thì chiều dài tia ngắm không lớn hơn 100m. Chênh lệch khoảng cách từ máy đến hai mia trong một trạm không được vượt quá 2m và tổng số tích lũy trong một đoạn đo không vượt quá 5m.
  • Đối với lưới cao độ Hạng IV: Chiều dài tiêu chuẩn của tia ngắm là 100m, nếu hệ số phóng đại của máy lớn hơn 30x thì có thể dài đến 150m. Chiều dài tia ngắm xác định bằng bước chân sau đó xác định lại bằng máy. Số chênh lệch chiều dài tia ngắm từ máy đến hai mia trên mỗi trạm không được lớn hơn 5m. Số chênh lệch tích lũy không được lớn hơn 10m.
8 bước để dẫn mốc cao độ công trình bằng máy thủy bình chính xác nhất!

Đảm bảo khoảng cách tương đồng giữa máy và mia trong các lần đo là yếu tố cần thiết giúp dẫn mốc cao độ công trình đạt kết quả chính xác

Thêm vào đó, để việc dẫn mốc cao độ công trình đạt kết quả chính xác nhất, người đo nên ước lượng (bằng bước chân hoặc bằng thước) khoảng cách giữa người đứng máy và người cầm mia (đối với máy thủy bình tự động) giữa các lần đo phải tương đối bằng nhau.

>>> Tham khảo: QCVN 11:2008/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG LƯỚI ĐỘ CAO

Bước 2. Cân bằng máy ở trạng thái tối ưu trước khi đo

Máy thủy bình được được đặt trên chân nhôm hoặc chân gỗ chuyên dụng, trước khi tiến hành đo người đo cần điều chỉnh 3 ốc cân bằng để cân chỉnh bọt thủy vào tâm vòng tròn hiệu chỉnh. Trường hợp bọt thủy bị lệch, cần hiệu chỉnh lại để quá trình dẫn mốc cao độ công trình đạt độ chính xác tối ưu.

8 bước để dẫn mốc cao độ công trình bằng máy thủy bình chính xác nhất!

Cân bằng bọt thủy, cân bằng máy thủy bình trước khi đo để đảm bảo độ chính xác cho dữ liệu thu thập.

>>> Xem thêm: Cách hiệu chuẩn bọt thủy máy thủy bình

Bước 3. Cẩn thận khi đọc, ghi, chuyển và tính toán dữ liệu

Hầu hết người đo sử dụng máy thủy bình tự động (hay thủy bình cơ) thường gặp phải tình trạng sai số chủ quan trong khi thu thập dữ liệu như:

  • Đọc mia bị sai, đọc mia nhiều lần dẫn đến bị nhầm lẫn số liệu mà không có kết quả đối chiếu.
  • Ghi dữ liệu bằng tay bị sai, ghi thiếu dữ liệu.
  • Tính toán dữ liệu thủ công xảy ra sai sót.

Do đó, để hạn chế sai sót do việc ghi chép và tính toán dữ liệu, người đo nên chuẩn bị trước bút, giấy có chia ô/bảng rõ ràng các dữ liệu cần thu thập/số lần thu thập để tránh nhầm lẫn và cẩn thận khi đọc mia, ghi chép và tính toán dữ liệu hoặc sử dụng máy thủy bình điện tử để tự động ghi lại dữ liệu trong quá trình đo.

8 bước để dẫn mốc cao độ công trình bằng máy thủy bình chính xác nhất!

Cẩn thận khi đọc, ghi, chuyển và tính toán dữ liệu dẫn mốc cao độ công trình

Bước 4. Sử dụng cốc mia, kẹp mia để giữ mia cố định

Cốc mia và kẹp mia là hai phụ kiện quan trọng giúp nâng cao độ chính xác khi dẫn mốc cao độ công trình bằng máy thủy bình.

  • Cốc mia (đế mia): Giúp mia được giữ cố định, đặc biệt là ở những địa hình lồi lõm.
  • Kẹp mia: Là phụ kiện giúp mia đứng thẳng đứng, tránh ảnh hưởng của gió làm lệch mia.
8 bước để dẫn mốc cao độ công trình bằng máy thủy bình chính xác nhất!

Cốc mia và Kẹp mia Invar

Ngoài ra, trên mỗi mia đều được lắp bọt thủy cân bằng, do đó khi dựng mia người đo cần chú ý cân bọt thủy vào đúng vị trí tâm vòng tròn trước khi đo để đảm bảo kết quả đo đạc chính xác nhất.

Bước 5. Đảm bảo điều kiện môi trường đo (về ánh sáng, gió)

Nên thực hiện đo trong điều kiện ánh sáng vừa phải, đảm bảo tầm nhìn của mia rõ, tránh trường hợp đo trong điều kiện thiếu sáng hoặc lóe sáng làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

  • Trường hợp thiếu sáng (trời âm u, hay bóng cây rậm rạp): Cần thêm đèn.
  • Trường hợp lóe sáng (mặt trời chiếu vào, hay phản xạ của gương): Cần che bớt ánh sáng.

Bước 6. Sử dụng thiết bị chất lượng, có lăng kính phóng đại lớn, tầm nhìn rõ

Máy thủy bình giá rẻ thường chất lượng không cao, nhiều loại có ống kính bị mờ, ảnh hưởng đến tầm nhìn khi đo. Thêm vào đó, sử dụng máy có độ chính xác kém, lăng kính có độ phóng đại thấp làm ảnh hưởng đến độ chia nhỏ nhất, dẫn đến nhìn mia không rõ.

Giải pháp cho người đo là: Sử dụng máy thủy bình chính hãng, chất lượng và độ phóng đại phải đáp ứng được nhu cầu công việc.

Một số loại máy thủy bình tự động thường được sử dụng trong dẫn mốc cao độ công trình là: Nikon AC-2S, Nikon AX-2S, Topcon AT-B4A, Sokkia B40A, Leica NA532, Leica NA332…

8 bước để dẫn mốc cao độ công trình bằng máy thủy bình chính xác nhất!

Một số loại máy thủy bình được người dùng ưa chuộng để dẫn mốc cao độ công trình

Bước 7. Sử dụng máy thủy bình điện tử để loại bỏ sai số chủ quan do người đo, có kết quả đối chiếu sau khi đo xong

Máy thủy bình tự động dù chất lượng nhưng cũng chỉ giảm thiểu được các sai số đến từ thiết bị trong quá trình dẫn mốc cao độ công trình. Muốn giảm thiểu sai số chủ quan do người đo thì sử dụng máy thủy bình điện tử là lựa chọn tối ưu.

Máy thủy bình điện tử với cơ chế tự động tính khoảng cách giữa máy và mia, tự động đọc số mia, ghi dữ liệu và tính chênh cao… sẽ hỗ trợ rất lớn cho người đo, giúp giảm thiểu sai số, đồng thời giảm thời gian thu thập và xử lý dữ liệu.

Thêm vào đó, máy thủy bình điện tử ngoài các bọt thủy được lắp sơ bộ bên ngoài máy, còn được thiết lập hệ thống bọt thủy điện tử, giúp máy ổn định và cân bằng chính xác hơn nhiều lần so với thủy bình tự động.

Một trong những dòng máy thủy bình điện tử hàng đầu mà kỹ sư đo đạc lựa chọn là Máy thủy bình điện tử Trimble Dini – Độ chính xác đo với mia Invar đạt 0.3 mm, độ phóng đại 32X, có thể hoạt động 3 ngày mà không cần thay pin, hiệu suất hoạt động cao hơn 60% so với máy thủy bình tự động… và nhiều ưu điểm khác.

8 bước để dẫn mốc cao độ công trình bằng máy thủy bình chính xác nhất!

Sử dụng máy thủy bình điện tử Trimble Dini để giảm thiểu sai sót dữ liệu khi dẫn mốc cao độ công trình.

Bước 8. Kiểm định, hiệu chuẩn máy thủy bình định kỳ 6 tháng/lần

Kiểm định, hiệu chuẩn máy thủy bình định kỳ là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác, giảm thiểu sai số góc i. Thời gian kiểm định được khuyến cáo đối với máy thủy bình tự động, máy thủy bình điện tử là 6 tháng/lần.

Người đo nên lựa chọn Trung tâm Kiểm định – Hiệu chuẩn uy tín, chất lượng để đảm bảo việc kiểm định mang lại hiệu quả và tối ưu chi phí. Trung tâm Kiểm định – Hiệu chuẩn Máy đo đạc Đất Hợp là một trong những địa chỉ mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn.

>>> Xem: Dịch vụ tại Trung tâm Kiểm định Sửa chữa Máy đo đạc Đất Hợp

Dẫn mốc cao độ công trình là công tác đòi hỏi độ chính xác và chuyên môn cao. Để lựa chọn máy thủy bình phù hợp cho công tác dẫn mốc cao độ công trình cũng như địa chỉ kiểm nghiệm, hiệu chuẩn máy thủy bình uy tín, hãy liên hệ đến Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Quan trắc lún công trình bằng máy thuỷ bình