Trong trắc địa, múi chiếu 3 độ và 6 độ được sử dụng rộng rãi và có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng và thành lập bản đồ. Vậy cụ thể múi chiếu 3 độ và 6 độ là gì? Múi chiếu 3 độ và 6 độ được ứng dụng như thế nào trong xây dựng và thành lập bản đồ? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Múi chiếu là gì?
Múi chiếu (hay múi chiếu bản đồ) là một khái niệm quen thuộc khi xây dựng và thành lập bản đồ. Múi chiếu được hiểu là hình chiếu lên một mặt phẳng của một phần mặt đất được giới hạn bởi hai đường kinh tuyến.
Trong đó, có hai múi chiếu phổ biến nhất là múi chiếu 3 độ và 6 độ. Vậy múi chiếu 3 độ và 6 độ là gì?
Múi chiếu 3 độ là gì? Ứng dụng của múi chiếu 3 độ
– Múi chiếu 3 độ là gì?
Múi chiếu 3 độ là loại múi chiếu phù hợp để sử dụng cho các loại bản đồ có tỷ lệ cơ bản từ 1:10.000 đến 1:2.000. Trong phép chiếu UTM, Trái Đất được chi thành 60 múi hoặc 120 múi với mỗi múi chiếu 3 độ hoặc 6 độ. Những múi chiếu này được đánh số thứ tự từ đông sang tây, với múi đầu tiên tính từ kinh tuyến 180 độ đến 174 độ tây.
Tại Việt Nam, có 6 múi chiếu 3 độ, cụ thể theo bảng sau đây:
Số thứ tự | Kinh tuyến biên trái | Kinh tuyến trục | Kinh tuyến biên phải |
---|---|---|---|
Múi 481 | 100030’ | 1020 | 103030’ |
Múi 482 | 103030’ | 1050 | 106030’ |
Múi 491 | 106030’ | 1080 | 109030’ |
Múi 492 | 109030’ | 1110 | 112030’ |
Múi 501 | 112030’ | 1140 | 115030’ |
Múi 502 | 115030’ | 1170 | 118030’ |
– Ứng dụng của múi chiếu 3 độ
Múi chiếu 3 độ được sử dụng để quy định về lưới chiếu bản đồ. Cụ thể, dùng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc cùng với múi chiếu 3 độ có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0.9999 để thể hiện những loại bản đồ như bản đồ nền, bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ hành chính.
Múi chiếu 6 độ là gì? Ứng dụng của múi chiếu 6 độ
– Múi chiếu 6 độ là gì?
Múi chiếu 6 độ là loại múi chiếu được chia múi theo quốc tế. Múi chiếu 6 độ phù hợp để sử dụng cho các bản đồ cơ bản có tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000. Cách chia múi 6 độ được giữ nguyên dựa theo lưới chiếu Gauss và hiện đang được sử dụng cho bản đồ địa hình tại Việt Nam.
Trong phép chiếu Gauss, Trái Đất được chia làm 60 múi với mỗi múi chiếu 6 độ và được đánh số thứ tự từ 1 đến 60 tính từ kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Greenwich theo hướng Tây sang Đông.
Tại Việt Nam, có 3 múi chiếu 6 độ, cụ thể theo bảng sau đây:
Số thứ tự | Kinh tuyến biên trái | Kinh tuyến trục | Kinh tuyến biên phải |
---|---|---|---|
Múi 48 | 1020 | 1050 | 1080 |
Múi 49 | 1080 | 1110 | 1140 |
Múi 50 | 1140 | 1170 | 1200 |
– Ứng dụng của múi chiếu 6 độ
Tương tự như múi chiếu 3 độ, máy chiếu 6 độ cũng được sử dụng để quy định về lưới chiếu bản đồ. Cụ thể, dùng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc cùng với múi chiếu 6 độ có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0.9996 để thể hiện những loại bản đồ địa hình tại Việt Nam.
Cách chuyển tọa độ giữa múi chiếu 3 độ và 6 độ
Để thực hiện chuyển đổi tọa độ giữa múi chiếu 3 độ và 6 độ, cần sử dụng chương trình Change Zone. Người dùng cần nhập file tọa độ cần chuyển tọa độ theo múi theo dạng quy định bao gồm những cột sau:
- Tên điểm.
- Số hiệu điểm.
- Tọa độ X (gồm 7 chữ số phần nguyên và phần thập phân tùy ý).
- Tọa độ Y (gồm 6 chữ số phần nguyên và phần thập phân tùy ý).
Tiếp đó, vào menu Change → Option để quy định thông số chuyển đổi múi chiếu và đặt những thông số, tương tự hình bên dưới:
Lưu ý, cần lựa chọn đúng Ellipsoid quy chiếu và lưới chiếu tương ứng, cũng như kinh tuyến trung ương và múi chiếu 3 độ hay múi chiếu 6 độ.
Mong rằng bài viết trên đã mang đến những thông tin cần thiết về múi chiếu 3 độ và 6 độ. Ngoài ra, hãy theo dõi thêm những nội dung khác từ Đất Hợp để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan về trắc địa bản đồ, hoặc liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Hệ tọa độ VN2000 sử dụng phép chiếu nào?