Trong ngành đo đạc, chúng ta sẽ thường nghe đến nhiều tên của các loại bản đồ với các ứng dụng khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu 3 loại bản đồ phổ biến nhất trong đo đạc hiện nay nhé!
1. Bản đồ địa hình
– Khái niệm về bản đồ địa hình:
Bản đồ địa hình có tên tiếng anh là Topography Map, đây là bản đồ được thể hiện dưới dạng hình chiếu thu nhỏ của một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng. Hình chiếu thu nhỏ này tương đối chính xác và được xây dựng dựa theo cùng một nguyên tắc chiếu hình bản đồ nhất định có kể đến ảnh hưởng độ cong Trái Đất.
Nội dung của bản đồ địa hình bao gồm: Địa vật và địa hình (dáng đất)
Nội dung bản đồ địa hình gồm 7 lớp thông tin cơ bản là:
- Cơ sở toán học: Lưới chiếu, điểm khống chế mặt phẳng, độ cao
- Dân cư, hạ tầng kinh tế xã hội, các yếu tố địa vật liên quan.
- Giao thông.
- Thủy hệ.
- Thực phủ.
- Biên giới và địa giới.
- Địa hình.
- (Theo Thông tư 68/2015/TT-BTNMT).
Tỷ lệ của bản đồ địa hình:
- Tỷ lệ bản đồ là tỷ số độ dài giữa một đoạn thẳng đo trên bản đồ với độ dài nằm ngang của đoạn thẳng đó đo trên thực địa.
- Kí hiệu: 1/M hoặc 1:M.
- Độ chính xác bản đồ theo tỷ lệ (t): t = 0,1mm × M.
Bản đồ địa hình được phân loại theo tỷ lệ như sau:
- Tỷ lệ lớn: 1/500 ÷ 1/5000 (Bình đồ).
- Tỷ lệ trung bình: 1/10.000 ÷ 1/100.000.
- Tỷ lệ nhỏ: 1/M ≤ 1/100.000.
Với bản đồ địa hình có tỷ lệ càng lớn thì sẽ có được độ chính xác càng cao, mức độ chi tiết cũng đầy đủ hơn và ngược lại.Bản đồ địa hình có tỷ lệ 1/ 500 thì t = 5cm.
– Ứng dụng của bản đồ địa hình:
Bản đồ địa hình được dùng làm dữ liệu cơ bản cho:
- Tiền thiết kế, tiền khảo sát.
- Nghiên cứu khoa học.
- Quy hoạch kinh tế.
- Thiết kế, xây dựng giao thông, cơ sở kinh tế, đường ống dẫn,…
Bản đồ địa hình được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích phục vụ các lợi ích quốc gia, quốc phòng và an ninh công cộng.
>>> Xem thêm: ỨNG DỤNG POINT CLOUD TRONG ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
2. Bản đồ địa chính
– Khái niệm bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính (Cadastral Map) là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan. Từ đó lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành.
Nội dung bản đồ địa chính bao gồm 10 lớp:
- Khung bản đồ.
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định.
- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp.
- Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn.
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất.
- Nhà ở và công trình xây dựng khác.
- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao.
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình).
- Ghi chú thuyết minh.
- (Theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT – Quy định về bản đồ địa chính).
– Ứng dụng của bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính được sử dụng để xác định các thông tin như:
- Ranh giới thửa đất.
- Hỗ trợ trong việc chuyển giao và quản lý quyền sở hữu đất.
- Số giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (số lô, số thửa…).
- Tên đường liền kề.
- Kích thước ranh giới đã chọn.
- Vị trí của các cấu trúc đất đai hiện có.
>>> Xem thêm: Biên tập, đo đạc bản đồ địa chính sử dụng phần mềm nào?
3. Bản đồ chuyên đề
– Kh/ái niệm bản đồ chuyên đề:
Bản đồ chuyên đề có tên tiếng Anh là Thematic Map. Đây là bản đồ chỉ thể hiện một hoặc một số đối tượng hay một phần của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội,…
Bản đồ chuyên đề bao gồm 7 loại bao gồm:
- Bản đồ Choropleth.
- Bản đồ Choropleth hai biến.
- Bản đồ giá trị theo Alpha.
- Bản đồ phân bố điểm.
- Bản đồ biểu tượng chia độ.
- Bản đồ nhiệt.
- Bản đồ Cartogram.
- Nguồn: builtin.com
– Ứng dụng của bản đồ chuyên đề:
Ứng dụng phổ biến nhất của bản đồ chuyên đề là mô tả sự phân bổ địa lý của một hoặc nhiều hiện tượng, sự kiện. Bản đồ chuyên đề thường sẽ tập trung vào một chủ đề duy nhất, sử dụng cho phạm vi cố định:
- Cung cấp thông tin cụ thể về các địa điểm cụ thể.
- Cung cấp thông tin về các mẫu không gian.
- So sánh các mẫu trên hai hoặc nhiều bản đồ.
>>> Xem thêm: Xây dựng bản đồ chuyên đề bằng phần mềm Global Mapper
Vậy là bài viết này đã chia sẻ đến các bạn 4 loại bản đồ phổ biến trong đo đạc hiện nay. Hãy tiếp tục theo dõi website của Đất Hợp để cùng nhau cập nhật các kiến thức bổ ích ngành Trắc địa nhé!
>>> Xem thêm: 6 ứng dụng phổ biến của “Bản đồ số” trong đời sống