Hệ độ cao trong trắc địa là một định nghĩa quen thuộc đối với những người làm việc trong ngành này. Thế nhưng, đối với những người chưa tiếp xúc nhiều với ngành trắc địa thì hẳn đây mà một định nghĩa vẫn còn khá xa lạ. Vậy hệ độ cao trong trắc địa là gì? Hệ độ cao trong trắc địa được phân loại và ứng dụng ra sao? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Hệ độ cao trong trắc địa là gì?

Hệ độ cao trong trắc địa là thành phần quan trọng để có thể xác định vị trí không gian của các điểm trên mặt đất. Để có được thông tin độ cao của các điểm ta phải xác định các mặt chuẩn quy chiếu cho độ cao.

Hệ độ cao trong trắc địa sử dụng mặt thủy chuẩn để làm mặt chuẩn về độ cao. Mặt thủy chuẩn của Trái Đất là mặt nước biển trung bình ở trạng thái yên tĩnh, tưởng tượng kéo dài mặt này xuyên qua cả phần lục địa, hải đảo vào tạo thành một bề mặt khép kín.

Mỗi quốc gia sẽ dựa trên cơ sở số liệu quan trắc mực nước biển trong nhiều năm từ các trạm nghiệm triều đã được xây dựng một mặt chuẩn độ cao riêng được gọi là mặt thủy chuẩn gốc (hay còn được gọi là Geoid cục bộ, mặt quy chiếu của hệ độ cao mỗi nước).

Mô tả mặt thủy chuẩn gốc.

Hình 1. Mô tả mặt thủy chuẩn gốc.

Phân loại hệ độ cao trong trắc địa

Hệ độ cao trong trắc địa được phân chia thành hai loại chính, đó là: Hệ độ cao tương đối và hệ độ cao tuyệt đối.

– Hệ độ cao tương đối

Hệ độ cao tương đối còn có tên gọi khác là hệ độ cao giả định hoặc độ cao quy ước. Hệ độ cao trong trắc địa này là khoảng cách được tính theo phương dây dọi từ một điểm đến một mặt thủy chuẩn quy ước (mặt Geoid giả định).

Hệ độ cao tương đối này lấy một mặt phẳng song song với mặt Geoid hoặc một mặt phẳng đi qua điểm có độ cao trung bình khu đo làm để làm mặt quy chiếu.

Mô tả về hệ độ cao tương đối.

Hình 2. Mô tả về hệ độ cao tương đối.

Độ chênh cao giữa 2 điểm A và B được tính theo công thức là hiệu độ cao giữa 2 điểm A và B:

Công thức tính độ chênh cao giữa hai điểm A và B.

Hình 3. Công thức tính độ chênh cao giữa hai điểm A và B.

Khi đã biết được độ cao HA của điểm A, chênh cao giữa điểm A và B thì độ cao điểm B được tính là:

Tính độ cao của điểm B khi đã biết độ cao điểm A và chênh cao giữa A và B.

Hình 4. Tính độ cao của điểm B khi đã biết độ cao điểm A và chênh cao giữa A và B.

– Hệ độ cao tuyệt đối

Độ cao tuyệt đối của một điểm nhất định trên mặt đất là khoảng cách được tính theo phương của đường dây dọi từ điểm đó đến mặt thủy chuẩn gốc. Hệ độ cao tuyệt đối còn được gọi là hệ độ cao quốc gia.

Hệ độ cao tuyệt đối lấy mặt thủy chuẩn gốc (mặt Geoid) làm mặt quy chiếu.

Hình 5. Hệ độ cao tuyệt đối lấy mặt thủy chuẩn gốc (mặt Geoid) làm mặt quy chiếu.

Tại Việt Nam, hệ độ cao trong trắc địa này lấy mặt thủy chuẩn gốc là mặt nước biển trung bình qua nhiều năm quan trắc tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu – Hải Phòng làm chuẩn về độ cao (cao độ bằng 0) làm hệ độ cao quốc gia.

Mốc độ cao quốc gia Hòn Dấu - Hải Phòng tại Việt Nam.

Hình 6. Mốc độ cao quốc gia Hòn Dấu – Hải Phòng tại Việt Nam.

Ngoài ra, độ cao các điểm lưới khống chế nhà nước hoặc độ cao trong các loại bản đồ địa hình, địa chính và các công trình trọng điểm của nhà nước đều phải được gắn với hệ độ cao tuyệt đối (hệ độ cao quốc gia).

Ứng dụng của hệ độ cao trong trắc địa

Nhìn chung, hệ độ cao trong trắc địa được ứng dụng nhằm xác định được vị trí của một điểm trên mặt đất.

– Ứng dụng của hệ độ cao tương đối

Hệ độ cao tương đối này có thể được sử dụng trong các công trình quy mô nhỏ, xây dựng ở nơi hẻo lánh xa hệ thống độ cao Nhà nước. Đối với xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng, người ta thường chọn mặt phẳng nền nhà tầng một làm mặt thủy chuẩn quy ước.

– Ứng dụng của hệ độ cao tuyệt đối

Hệ độ cao tuyệt đối có ứng dụng quan trọng, phục vụ cho nhiều lĩnh vực như: Nghiên cứu khoa học, xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, đồng thời hỗ trợ, đảm bảo an ninh quốc phòng…

Một số ứng dụng quan trọng, nổi bật của hệ độ cao tuyệt đối:

  • Cơ sở nền tảng trong xây dựng mạng lưới khống chế độ cao.
  • Phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính, địa hình,…
  • Thiết kế và xây dựng công trình.
  • Quản lý lãnh thổ, điều tra, thiết lập an ninh quốc gia.
  • Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai,…
  • Công tác quy hoạch, xây dựng và các nghiên cứu khoa học liên quan.

Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho bạn đọc giải đáp được hệ cao độ trong trắc địa là gì, cũng như các phân loại và ứng dụng của hệ cao độ trong trắc địa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hệ cao độ, cũng như các thiết bị đo đạc, trắc địa, hãy liên hệ ngay đến Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn sớm nhất!

>>> Xem thêm: 8 bước để Dẫn mốc cao độ công trình bằng Máy thủy bình chính xác nhất!

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtydathop