Bình đồ và mặt cắt là hai khái niệm vốn đã rất quen thuộc trong ngành trắc địa. Thế nhưng, không phải bất kỳ ai cũng hiểu rõ về bình đồ và mặt cắt. Vậy cụ thể bình đồ và mặt cắt là gì? Bình đồ và mặt cắt được ứng dụng như thế nào trong trắc địa? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Khái niệm của bình đồ và mặt cắt trong trắc địa

– Khái niệm của bình đồ trong trắc địa

Bình đồ có thể được hiểu một cách đơn giản là một loại bản đồ địa hình nhưng được bỏ qua sự ảnh hưởng từ độ cong của Trái Đất. Thông thường, bình đồ được thành lập đối với các khu vực nhỏ. Tham khảo thêm: 3 loại bản đồ phổ biến trong đo đạc >>>

Cụ thể hơn, bình đồ sử dụng phép chiếu hình đơn giản (có nghĩa là xem mặt quy chiếu về tọa độ và độ cao là một mặt phẳng nằm ngang) để biểu thị một khu đất nhỏ. Bên cạnh đó, bình đồ thường được thành lập với tỷ lệ tương đối lớn và tùy theo yêu cầu sử dụng mà bình đồ có thể không biểu thị dáng đất hoặc không sử dụng hệ tọa độ, độ cao Nhà nước.

Bình đồ và mặt cắt trong trắc địa

Ảnh minh họa bình đồ trong trắc địa.

Nội dung của bình đồ cần biểu diễn được những yếu tố như sau:

  • Biểu diễn được hiện trạng của bề mặt tự nhiên và những công trình xây dựng công cộng (ví dụ như công trình giao thông, dân cư,…) một cách đầy đủ với các tỷ lệ khác nhau tùy theo mục đích và yêu cầu sử dụng.
  • Biểu diễn được sự diễn biến của bề mặt địa hình cũng như địa vật.
  • Biểu diễn được mối tương quan giữa những yếu tố được biểu thị trên bình đồ thông qua hệ cơ sở toán học và đảm bảo được tính chính xác với tỷ lệ thích hợp theo yêu cầu.
Bình đồ và mặt cắt trong trắc địa

Bình đồ trong trắc địa.

– Khái niệm của mặt cắt trong trắc địa

Nếu như bản đồ và bình đồ được sử dụng để biểu thị bề mặt đất lên trên mặt phẳng nằm ngang, thì mặt cắt chính là hình chiếu của mặt cắt dọc hoặc mặt cắt ngang của một tuyến địa hình nhất định lên mặt phẳng thẳng đứng. Nói cách khác, mặt cắt là hình chiếu thu nhỏ của mặt cắt mặt đất theo một hướng đã chọn lên mặt phẳng thẳng đứng theo một tỷ lệ nhất định.

Mặt cắt trong trắc địa bao gồm 2 loại, đó là mặt cắt dọc và mặt cắt ngang.

Bình đồ và mặt cắt trong trắc địa

Mô tả mặt cắt dọc và mặt cắt ngang.

Mặt cắt dọc và ngang trong trắc địa cần phải biểu thị được các yếu tố sau:

  • Biểu thị được sự biến đổi, đột biến liên tục của địa hình.
  • Miêu tả hình dạng, kích thước của các công trình, hệ thống.
  • Thể hiện được mối tương quan giữa hình dạng, kích thước địa hình tự nhiên và hình dạng, kích thước của công trình dựa theo quy định về kích thước bản vẽ.

Ứng dụng của bình đồ và mặt cắt trong trắc địa

– Ứng dụng của bình đồ trong trắc địa

Như đã đề cập, bình đồ được sử dụng nhằm thể hiện mặt bằng, địa hình cũng như các yếu tố địa vật tại một khu vực địa lý cụ thể. Một số ứng dụng của bình đồ trong có thể kể đến như:

  • Lên kế hoạch chi tiết cho quá trình xây dựng công trình.
  • Thông qua bình đồ có thể hiểu rõ thêm về các yếu tố địa hình, địa vật, mặt bằng trong khu vực.
  • Hỗ trợ cho công tác quy hoạch đô thị sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển và các yếu tố tự nhiên.
  • Xác định ranh giới và vị trí của khu vực cần khai thác tài nguyên.
  • Quản lý và lên kế hoạch bảo vệ tài nguyên môi trường.

– Ứng dụng của mặt cắt trong trắc địa

Mặt cắt là một yếu tố không thể thiếu trong công tác trắc địa. Một số ứng dụng của mặt cắt có thể kể đến như:

  • Thiết kế công trình.
  • Tính toán khối lượng đất đào hay đắp.
  • Lập dự toán cho công trình, đặc biệt đối với công tác làm đường hay đào mương.

Có thể nói rằng, bình đồ và mặt cắt là hai khái niệm quan trọng mà bất kỳ kỹ sư trắc địa nào cũng cần nắm rõ. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về bình đồ và mặt cắt trong trắc địa. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến ngành trắc địa, cũng như các công nghệ, giải pháp và thiết bị hiện đại nhất trong ngành, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Lập bản đồ địa hình sử dụng thiết bị nào?