Các nội dung liên quan đến bản đồ địa chính được quy định trong thông tư 25/2014/TT-BTNMT – QUY ĐỊNH VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH. Các nội dung được quy định bao gồm các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của việc lập, chỉnh lý, quản lý, sử dụng bản đồ địa chính và trích đo địa chính thửa đất.

Bản đồ địa chính là gì?

Định nghĩa về bản đồ địa chính được quy định rõ trong Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau: “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”

Bản đồ địa chính là gì? Những thông tin cần biết về bản đồ địa chính

Hình ảnh về bản đồ địa chính.

Cần phân biệt rõ giữa bản đồ địa chính với bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Cụ thể như sau:

  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.
  • Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.

>> Xem chi tiết: Luật Đất đai 2013

Những thông tin cần biết về bản đồ địa chính

– Thông tư quy định các nội dung về bản đồ địa chính:

Các nội dung liên quan đến bản đồ địa chính được quy định trong thông tư 25/2014/TT-BTNMT – QUY ĐỊNH VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH. Các nội dung được quy định bao gồm các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của việc lập, chỉnh lý, quản lý, sử dụng bản đồ địa chính và trích đo địa chính thửa đất. Dưới đây là một số nội dung tiêu biểu:

+ Lập bản đồ địa chính (Khoản 1 Điều 5):

Bản đồ địa chính được chia thành 6 loại với các tỷ lệ như sau: 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. Cơ sở để thành lập bản đồ địa chính là dựa trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3°, theo kinh tuyến trục từng tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, trong hệ quy chiếu, hệ độ cao quốc gia hiện hành và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

+ Lựa chọn phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính (Khoản 2 Điều 6):

Có 3 phương pháp được dùng để thành lập bản đồ địa chính bao gồm:

  • Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử và máy kinh vĩ điện tử: Được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500.
  • Phương pháp sử dụng công nghệ GNSS đo tương đối: Được áp dụng để lập bản đồ địa chỉ tỷ lệ 1:1000 ở khu vực đất nông nghiệp và bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 (yêu cầu phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình).
  • Phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa: Được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 (yêu cầu phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình).

+ Độ chính xác bản đồ địa chính (Khoản 4 Điều 7):

Đối với mỗi tỷ lệ bản đồ khác nhau, sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất cũng khác nhau:

  • Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200: Sai số không vượt quá 5cm.
  • Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500: Sai số không vượt quá 7cm.
  • Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000: Sai số không vượt quá 15cm (đối với đất nông nghiệp được tăng sai số lên tối đa 1,5 lần).
  • Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000: Sai số không vượt quá 30cm (đối với đất nông nghiệp được tăng sai số lên tối đa 1,5 lần).
  • Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000: Sai số không vượt quá 150cm.
  • Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000: Sai số không vượt quá 300cm.

+ Nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính (Khoản 1 Điều 8):

Trên một bản đồ địa chính hoàn chỉnh cần có các nội dung chính sau:

  • Khung bản đồ.
  • Điểm khống chế tọa độ/độ cao Quốc gia các hạng; điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định, điểm địa chính.
  • Mốc địa giới và đường địa giới hành chính các cấp.
  • Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện, giao thông và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn.
  • Ranh giới về thửa đất, loại đất, diện tích thửa đất, số thứ tự thửa đất.
  • Nhà ở và công trình xây dựng khác.
  • Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như: Công trình thủy lợi, đường giao thông, đê điều, kênh, rạch, sông, suối…
  • Địa vật, công trình có giá trị về văn hóa, lịch sử, xã hội và có ý nghĩa định hướng cao.
  • Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện thì chúng phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình).
  • Ghi chú thuyết minh (phải tuân thủ theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này).

+ Trường hợp cần chỉnh lý bản đồ địa chính (Khoản 1 Điều 17):

Những trường hợp cần thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính được quy định như sau:

  • Trường hợp xuất hiện thửa đất và đối tượng chiếm đất mới hoặc có sự thay đổi về ranh giới thửa đất và đối tượng chiếm đất (ngoại trừ công trình, xây dựng và tài sản trên đất).
  • Trường hợp có sự thay đổi về diện tích thửa đất, tình trạng pháp lý của thửa đất.
  • Trường hợp có sự thay đổi về mục đích sử dụng đất.
  • Trường hợp có sự thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia, mốc giới và hành lang an toàn công trình.
  • Trường hợp có sự thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

+ Trường hợp cần đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính (Khoản 2 Điều 17):

Việc đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện trong trường hợp đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ khép kín đơn vị hành chính, bao gồm cả khu vực đã đo vẽ khoanh bao trên bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ chi tiết từng thửa đất, áp dụng đối với đơn vị hành chính cấp xã.

+ Trường hợp cần đo vẽ lại bản đồ địa chính (Khoản 3 Điều 17):

Những trường hợp cần đo vẽ lại bản đồ địa chính là khi khu vực đã có bản đồ địa chính nhưng có biến động về:

  • Khu vực đất nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng, “dồn điền đổi thửa” làm thay đổi các bờ vùng, bờ thửa.
  • Khu vực đất thực hiện quy hoạch để hình thành các khu trung tâm hành chính, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế.
  • Khu vực đất chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã hư hỏng và rách nát, không thể khôi phục và sử dụng để số hóa.
  • Khu vực đã có bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp ảnh hàng không hoặc phương pháp bàn đạc bằng máy kinh vĩ quang cơ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, có tỷ lệ bản đồ nhỏ hơn so với tỷ lệ cần phải đo vẽ theo quy định tại Thông tư này.

– Công nghệ đo đạc giúp đo vẽ, cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính nhanh chóng:

Ngày nay, sử dụng công nghệ đo RTK để thực hiện đo vẽ, cập nhật hay chỉnh lý bản đồ địa chính được xem là một trong những phương pháp đơn giản và dễ sử dụng nhất nhưng lại mang đến độ chính xác cao, giúp nâng cao hiệu quả đo đạc một cách đáng kể.

Ưu điểm cụ thể của công nghệ đo RTK trong đo đạc địa chính so với các công nghệ khác (cụ thể là công nghệ sử dụng máy toàn đạc) như sau:

  • Máy đo GPS RTK không bắt buộc phải thông hướng ngắm như khi sử dụng máy toàn đạc điện tử.
  • Sử dụng máy đo RTK nhẹ hơn, dễ di chuyển và thao tác hơn.
  • Nhân lực bố trí cho từng tổ đo ít hơn.
  • Thời gian đo được rút ngắn nhiều lần so với phương pháp đo bằng máy toàn đạc truyền thống nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác.

Máy đo GPS RTK Trimble R780 3 tần số (L1, L2, L5) với hệ thống Ăng-ten tích hợp giúp thu thập dữ liệu với độ chính xác cao ngay trong điều kiện môi trường không thuận lợi (ví dụ như dưới tán cây, gần tòa nhà cao tầng, trạm viễn thông…).

Bản đồ địa chính là gì? Những thông tin cần biết về bản đồ địa chính

Máy đo GPS RTK Trimble R780 được sử dụng trong đo vẽ bản đồ địa chính.

Thông số về độ chính xác của Trimble R780:

  • Đo tĩnh hậu xử lý: 3mm H/ 3.5mm V.
  • Đo RTK: 8mm H / 15mm V.
  • Đo bù nghiêng: RTK /RTX + 8mm + 0.5mm/độ nghiêng.

Một số tính năng nổi bật được tích hợp trong Trimble R780:

  • Bố trí và đo điểm chính xác mà không cần cân bằng sào đo.
  • Tiếp cận các điểm khó tiếp cận, bị che khuất và cho kết quả chính xác.
  • Hiệu suất đo RTK tốt hơn đo ở các vị trí khó như dưới tán cây, gần tòa nhà cao tầng,… giúp tăng độ chính xác và độ tin cậy.
  • Bộ lọc tín hiệu mới giúp lọc các tín hiệu từ các vệ tinh chất lượng kém và chống nhiễu đa đường dẫn khi đo ở trong môi trường đô thị.
  • Phát hiện nhiễu và chống nhiễu tín hiệu GNSS.
  • Cung cấp số hiệu chỉnh đạt độ chính xác cm mà không cần hiệu chỉnh từ Base hoặc Cors.

>>> Xem chi tiết: Máy đo GPS RTK Trimble R780

Một số chức năng của máy đo đạc GPS RTK được ứng dụng trong công tác đo vẽ bản đồ địa chính là:

– Một số phần mềm biên tập, đo đạc bản đồ địa chính phổ biến:

Có khá nhiều phần mềm để phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính, cũng như lưu trữ cơ sở dữ liệu địa chính hay trích lục xuất hồ sơ địa chính, ví dụ như: MICROSTATION SE, Famis 2020, Geovec, Google Earth, TMV.Map, Nova TDN, ProgeCAD… Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn phần mềm phù hợp.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bản đồ địa chính cũng như công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính và các phần mềm liên quan. Để nhận được tư vấn chi tiết hơn về công nghệ đo GPS RTK phục vụ công tác đo đạc địa chính chính xác, bạn hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 nhé!

>>> Xem thêm: Sai số cho phép trong đo đạc địa chính là bao nhiêu?