Ứng dụng BIM trong xây dựng là một đề tài nổi bật trong những năm gần đây. Cụ thể việc ứng dụng mô hình này sẽ mang lại những lợi ích gì đối với ngành xây dựng? Hãy cùng Đất Hợp điểm qua những lợi ích lớn nhất của BIM trong xây dựng.

BIM là gì? Ứng dụng của BIM trong xây dựng

– BIM là gì?

BIM được viết tắt từ Building Information Modeling. Đây được hiểu là một mô hình cung cấp thông tin về hình học (bao gồm kích thước, khoảng cách giữa cấu kiện công trình,…) và phi hình học (bao gồm đặc tính, thông số kỹ thuật,…) của một dự án xây dựng.

Mô hình BIM có thể được sử dụng dành cho tất cả cá nhân, tổ chức cộng tác trong quá trình thiết kế cho đến xây dựng công trình. Thông qua mô hình BIM, người dùng có thể thực hiện phân tích từ nhiều khía cạnh như giá thành, thời gian thực hiện cũng như phương pháp xây dựng và bảo trì công trình.

– Ứng dụng của BIM trong xây dựng

Ứng dụng BIM trong xây dựng là một đề tài được bàn luận sôi nổi trong những năm gần đây. BIM là một quy trình được dùng để tạo và quản lý tất cả các thông tin liên quan đến một dự án xây dựng và sản phẩm đầu ra là mô hình thông tin công trình bao gồm mọi mô tả kỹ thuật số trên mọi khía cạnh của dự án.

Những lợi ích lớn nhất của BIM trong xây dựng

Ứng dụng quy trình BIM trong xây dựng

Không chỉ mang lại lợi ích trong giai đoạn thiết kế và tiền xây dựng, ứng dụng BIM trong xây dựng còn giúp quản lý, kiểm soát mọi giai đoạn trong vòng đời dự án sau khi hoàn tất xây dựng. Mô hình hóa thông tin xây dựng giúp các dự án được xây dựng áo trước khi tiến hành trên thực tế, loại bỏ các vấn đề phát sinh và tối đa hiệu quả xây dựng.

>>> Xem thêm: Cơ chế chính sách chi phí áp dụng quy trình BIM trong ngành xây dựng tại Việt Nam

Những lợi ích lớn nhất của BIM trong xây dựng

– Cho phép chia sẻ, phối hợp khi làm việc nhóm

Những mô hình BIM trong xây dựng cho phép người thực hiện chia sẻ, phối hợp trên các trường thông tin mà những bản vẽ giấy không thể làm được. BIM là một công cụ hoạt động dựa trên điện toán đám mây và thông qua BIM, các kỹ sư có thể cùng nhau phối hợp thực hiện dự án một cách liền mạch.

Các nhóm có thể chia sẻ mô hình dự án cũng như phối hợp để lập kế hoạch thông qua hệ sinh thái BIM. Nhờ đó mà đảm bảo được tất cả những bên liên quan đều có thể cập nhật và theo dõi dự án. Ngoài ra, việc cho phép truy cập đám mây sẽ giúp các nhóm dự án xem lại bản vẽ, mô hình và truy cập vào dự án ngay cả tại hiện trường.

Những lợi ích lớn nhất của BIM trong xây dựng

Ứng dụng BIM trong xây dựng cho phép chia sẻ mô hình và phối hợp lên kế hoạch thực hiện dự án.

– Hỗ trợ ước tính chi phí xây dựng sớm và hiệu quả

Với những công cụ ước tính, BIM giúp ước tính chi phí sớm ngay tại giai đoạn lập kế hoạch, đảm bảo hiệu quả chi phí xây dựng.

BIM sẽ cung cấp các công cụ cho phép tự động hóa nhiệm vụ định lượng cũng như áp dụng các chi phí cần nhiều thời gian. Nhờ đó, người thực hiện có thể tập trung ước tính những yếu tố có giá trị cao hơn như các rủi ro và xác định các tổ hợp xây dựng.

– Trực quan hóa 3D các dự án tiền xây dựng

Thông qua việc ứng dụng BIM trong xây dựng, kỹ sư dễ dàng lập kế hoạch cùng như trực quan hóa 3D cho toàn bộ dự án xuyên suốt quá trình xây dựng. Cũng chính nhờ vào điều này mà các nhà quản lý, vận hành có được cái nhìn tổng quan ngay từ ban đầu, từ đó giảm thiểu rủi ro về chi phí và thời gian cho các giai đoạn sau.

Bên cạnh đó, BIM giúp mô phỏng không gian và trực quan hóa 3D mang lại trải nghiệm về không gian và khả năng quan sát, thay đổi những yếu tố cần thiết trước khi bước vào giai đoạn xây dựng.

– Phối hợp và phát hiện xung đột tốt hơn

Các nhà thầu phụ và giao dịch có thể điều phối, phát hiện xung đột từ trong lẫn ngoài trước khi xây dựng. Các kỹ sư có thể phát hiện và tránh xung đột từ ống dẫn điện, ô cửa,… hay các chi tiết khác với mô hình BIM.

Ngoài ra, các kỹ sư có thể ứng dụng BIM để xem xét nhiều khía cạnh, lên kế hoạch tại chỗ ngay trước khi xây dựng, hạn chế thay đổi phút cuối và những vấn đề khó lường trước.

– Giảm rủi ro và tiết kiệm chi phí

Mặc dù việc đầu tư vào mô hình BIM sẽ mất nhiều chi phí ban đầu, tuy nhiên nếu biết tận dụng lợi thế thì sẽ giúp các đơn vị, tổ chức áp dụng BIM sẽ có thể tiết kiệm tiền từ vô số cách.

Mô hình BIM cho phép các nhà thầu hợp tác chặt chẽ hơn, giảm chi phí rủi ro và thay đổi tổng thể, đồng thời giảm chi phí lao động trong việc quản lý thông tin và tài liệu mà vẫn đảm bảo dự án hoàn thành đạt chất lượng.

– Lên kế hoạch và truyền đạt chính xác trong quá trình xây dựng

Lên kế hoạch và truyền đạt chính xác xuyên suốt quá trình xây dựng sẽ mang lại hiệu quả thời gian, loại bỏ chậm trễ trong các chu kỳ dự án, đảm bảo tiến độ xây dựng. Mặt khác, BIM cho phép thiết kế và thực hiện tài liệu trong cùng một lúc, nhờ đó có thể dễ dàng thích ứng, thay đổi phù hợp với thông tin mới.

– Đánh giá và đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng

Áp dụng BIM trong xây dựng góp phần cải thiện an toàn thông qua việc xác định các nguy hiểm tiềm tàng, tránh rủi ro vật lý bằng mô hình trực quan hóa và lên kế hoạch hậu cần tại công trường. Đánh giá và phân tích rủi ro mang lại tính an toàn trong xuyên suốt quá trình thực hiện, xây dựng dự án.

– Quản lý công trình hiệu quả và tối ưu hóa

Sau khi kết thúc quá trình xây dựng, mô hình BIM cũng hỗ trợ trong việc cập nhật thông tin chính xác, liên tục. Nhờ đó, công tác quản lý, cải tạo cơ sở vật chất thuộc dự án cũng được tối ưu hóa hơn.

Công cụ BIM có thể giúp các nhà thầu chuyển đổi bàn giao bằng cách kết nối dữ liệu được tạo ra từ quá trình thiết kế, xây dựng cùng với các hoạt động của dự án xây dựng.

Những lợi ích lớn nhất của BIM trong xây dựng

BIM mang lại lợi ích xuyên suốt từ tiền xây dựng, trong quá trình xây dựng và quản lý, kiểm soát sau khi hoàn tất xây dựng.

Có thể thấy rằng, ứng dụng mô hình BIM trong xây dựng mang lại vô số lợi ích và nâng cao hiệu quả cho các dự án xây dựng. Đất Hợp hiện đang cung cấp các sản phẩm, thiết bị phục vụ cho quá trình “Scan to BIM”. Mọi thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.

Nguồn tham khảo: Tạp chí Xây dựng

>>> Xem thêm: “Scan to BIM” là gì? Quy trình “Scan to BIM” với máy quét 3D laser