Trong lĩnh vực xây dựng, thuật ngữ “Scan to BIM” hoặc “Field to BIM” đang dần trở nên phổ biến. Nhưng bạn có thật sự hiểu chính xác về “Scan to BIM” hay chưa? Và thực hiện quy trình “Scan to BIM” với máy quét 3D Laser như thế nào? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

“Scan to BIM” là gì? Máy quét 3D laser có ảnh hưởng gì đối với “Scan to BIM”?

BIM (Building Information Modeling) là một quá trình cho phép các bên liên quan (kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu, v.v.) lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một cấu trúc hoặc một tòa nhà dưới dạng mô hình 3D.

“Scan to BIM” là một quy trình sử dụng máy quét 3D laser để tạo ra mô hình kỹ thuật số 3D dưới dạng dữ liệu Point Cloud chính xác về các vật thể trong thế giới thực. Dữ liệu sau đó có thể được sử dụng để thiết kế, đánh giá tiến độ thi công hoặc đánh giá chất lượng, hiệu quả của dự án.

“Scan to BIM” là gì? Quy trình “Scan to BIM” với máy quét 3D laser

Dữ liệu Point Cloud từ máy quét 3D laser phục vụ cho quy trình BIM.

Để tạo ra các mô hình có độ chính xác cao, thu thập dữ liệu là bước vô cùng quan trọng. “Scan to BIM” sử dụng thiết bị quét 3D laser để thu thập dữ liệu. Với thiết bị quét 3D laser, độ tương thích giữa mô hình quét 3D so với thực tế sẽ đạt được độ chính xác nhất định. “Scan to BIM” cho phép người dùng thiết lập các quy trình làm việc với dữ liệu đa dạng, được liên kết và có tính xây dựng cao.

Ưu điểm của “Scan to BIM”

“Scan to BIM” cho phép người dùng tạo ra những mô hình kỹ thuật số 3D có độ chính xác cao. Trong lĩnh vực xây dựng, “Scan to BIM” ngày càng được ưa chuộng, có những doanh nghiệp được thành lập để thực hiện chuyên sâu quy trình này. Những ưu điểm của “Scan to BIM” có thể kể đến là:

  • Dữ liệu được thu thập một cách tự động qua thiết bị scan 3D laser, giúp loại bỏ các lỗi xảy ra so với khi thu thập dữ liệu truyền thống.
  • Thời gian thu thập dữ liệu được tiết kiệm đáng kể.
  • Dữ liệu được lưu trữ đồng bộ trên website, giúp công tác lấy dữ liệu, phân tích và chia sẻ dữ liệu được thuận tiện hơn và nhanh hơn.

Quy trình “Scan to BIM” với máy quét 3D laser

“Scan to BIM” được cấu thành từ hai quy trình chính: Quy trình ScanQuy trình BIM.

– Quy trình Scan

Quy trình Scan giúp thu thập dữ liệu với độ chính xác cao nhờ các thiết bị quét 3D laser hiện đại. Thông thường, quy trình Scan này sử dụng thiết bị quét 3D laser mặt đất (hay còn gọi là thiết bị Terrestrial Laser Scanning). Thiết bị được đặt trên một giá ba chân, và phát ra tia laser hiệu suất cao để thu thập dữ liệu.

Khi tia laser chạm đến vật thể, vị trí của vật thể so với thiết bị được ghi lại dưới dạng tọa độ không gian 3 chiều (X, Y, Z), mỗi vị trí bao gồm 3 tọa độ X, Y, Z này được gọi là một “điểm”. Với tốc độ quét nhanh (có thể đến cả triệu điểm trên mỗi giây), các điểm thu thập được tạo nên một mô hình kỹ thuật số có độ chính xác cao, thường được gọi là Point Cloud (đám mây điểm).

Sau khi máy quét 3D laser thu thập các điểm, nó sẽ chụp các hình ảnh màu để gán thông tin màu sắc cho dữ liệu điểm cho quá trình quét, từ đó tạo ra một mô hình 3D dựa trên thực tế.

“Scan to BIM” là gì? Quy trình “Scan to BIM” với máy quét 3D laser

Dữ liệu Point Cloud tòa nhà Công ty TNHH Đất Hợp được thu thập từ thiết bị quét 3D laser Trimble X7.

Để quy trình Scan mang lại hiệu quả tốt nhất, cần lưu ý:

  • Lập kế hoạch về mục tiêu thu thập dữ liệu để công tác tại thực địa diễn ra suôn sẻ và đầy đủ.
  • Quá trình thực hiện công tác quét cần thiết lập trạm máy, nhập các thông số cơ bản một cách đầy đủ và chính xác, phù họp với mục đích quét.
  • Di chuyển máy và quét ở nhiều khu vực khác nhau để thu thập đầy đủ dữ liệu (vì nguyên lý hoạt động của máy quét 3D laser là chỉ thu thập ở những khu vực nhìn thấy, những khu vực bị che khuất sẽ không được thập dữ liệu).

– Quy trình BIM

Sau khi hoàn tất việc thu thập dữ liệu bằng thiết bị quét 3D laser, thực hiện quy trình BIM bằng cách:

  • Chuyển dữ liệu từ máy quét 3D laser sang máy tính có ổ USB hoặc các nền tảng chia sẻ dữ liệu Point Cloud như Trimble Connect.
  • Tổng hợp các bản quét riêng lẻ vào một dữ liệu Point Cloud tổng thể trước khi chia sẻ. Sử dụng phần mềm lập mô hình Point Cloud để tổng hợp, phân tích và lập mô hình dữ liệu.
  • Sử dụng dữ liệu Point Cloud và kiến thức nền tảng để xây dựng mô hình 3D đầy đủ nhất cho dự án.

Bằng cách sử dụng máy quét 3D laser trong quy trình “Scan to BIM”, dữ liệu được đảm bảo liền mạch từ hiện trường đến văn phòng, cho phép tạo ra các mô hình 3D nhanh chóng. Liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn về các thiết bị quét 3D laser mới phục vụ công tác “Scan to BIM”.

>>> Xem thêm: Đất hợp chuyển giao Công nghệ 3D Laser Scanning cho PECC2 để thực hiện dự án Scan-to-Bim đầu tiên