Từ khi luật xây dựng 2014 ban hành đến nay cũng hơn 10 năm nhà nước đã xây dựng cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng BIM cho các công trình xây dựng. Ngày 17/3/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg phê duyệt Lộ trình áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng. 2023 thực hiện áp dụng đối với các công trình cấp I và cấp đặc biệt, 2025 thực hiện áp dụng đối với các công trình cấp II trở lên. Nội dung áp dụng và mức độ chi tiết của BIM do chủ đầu tư quyết định. Thách thức hiện nay là chi phí cho việc áp dụng BIM mang tính tổng thể, chưa thể quy định được chi tiết.
Thực tế cho thấy mỗi dự án có đặc điểm và quy mô khác nhau, nên để xây dựng và ban hành được một khung giá chung bảo đảm thống nhất thực hiện trên toàn quốc, đối với toàn bộ các dự án là một thách thức rất lớn.
Các máy quét laser 3D hiện nay được xem như một công cụ giúp chủ đầu tư có thể đánh giá được toàn bộ các dự án nói chung, cũng như tất cả các giai đoạn của 1 dự án nói riêng, dự toán được chi phí áp dụng BIM cho từng công việc cụ thể.
Đây là một công nghệ mang tính cách mạng làm thay đổi ngành xây dựng bởi tính chính xác và trực quan (hiện thực đối lượng). Dữ liệu của các máy scan 3D laser là cơ sở để tạo ra các bản sao số 3D có mức độ chi tiết và chính xác cao. Công nghệ này đã tạo sức hút của toàn bộ các bên liên quan trong một dự án xây dựng nhờ vào khả năng nâng cao hiệu quả, giảm sai sót và cải tiện kết quả tổng thể của dự án.
Một công trình rộng lớn cả hecta hay tòa nhà được thực hiện thu thập dữ liệu bằng máy scan 3D laser chỉ trong vài giờ. Sử dụng phần mềm chuyên dụng Trimble Business Center, Trimble Realwork, Edgewise,… để có thể xử lý, phân tích, lập mô hình, tùy chỉnh chi tiết dựa trên dữ liệu Point Cloud từ máy quét.
Việc áp dụng các máy laser scanning 3D vào xây dựng mô hình BIM giúp cải thiện tốc độ, độ chính xác, quy trình làm việc từ khâu thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì. Chính vì các máy scanner có thể thực hiện quét dễ dàng cũng giúp cho việc bảo trì dễ dàng hơn, nó là cơ sở để kiểm tra và xác định các sửa chữa cần thiết, đặc biệt là ở những nơi nguy hiểm hoặc khó tiếp cận.
Chính vì các máy scanner có thể thực hiện quét dễ dàng cũng giúp cho việc bảo trì dễ dàng hơn, nó là cơ sở để kiểm tra và xác định các sửa chữa cần thiết, đặc biệt là ở những nơi nguy hiểm hoặc khó tiếp cận. Hơn nữa dữ liệu từ máy scan 3D laser được sử dụng để tạo tài liệu hoàn công dự án chính xác. Nó vô cùng hữu ích cho giai đoạn bảo trì và cải tạo trong tương lai, đồng thời tránh được những tranh chấp không mong muốn gây tốn kém.
Ngoài ra, dữ liệu scan 3D laser có thể dùng để kiểm tra chất lượng thi công công trình; Lập kế hoạch tiền xây dựng dựa trên mô hình 3D của dự án. Điều này giúp cho chủ đầu tư xác định được bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào. Liên hệ Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để tìm hiểu chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: Dự án lập bản đồ Cảng Gemalink trên sông Cái Mép-Thị Vải với Hệ thống lập bản đồ di động Trimble MX50