Quan trắc khí tượng thủy văn là một hoạt động có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Theo đó, Chính phủ cũng đã ban hành quy định chi tiết về các công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn. Trong bài viết dưới đây, Đất Hợp sẽ đề cập đến 10 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn.

Quan trắc khí tượng thủy văn là gì?

Quan trắc khí tượng thủy văn là quá trình thu thập và đo lường các thông số về khí tượng và thủy văn, nhằm theo dõi và hiểu biết về điều kiện thời tiết, khí hậu và các yếu tố liên quan đến nước. Các thông số chính thường được quan trắc bao gồm:

  • Khí tượng (Meteorological): Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, áp suất không khí, tốc độ và hướng gió, lượng mưa, tầm nhìn, bức xạ mặt trời,…
  • Thủy văn (Hydrological): Mực nước của sông, hồ hoặc nguồn nước khác, lưu lượng nước, thông số về nước như độ pH, oxy hóa và các chất trong nước,…

Các trạm quan trắc khí tượng thủy văn thường được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau để cung cấp thông tin rộng rãi và liên tục về điều kiện thời tiết và thủy văn. Các dữ liệu từ quan trắc này không chỉ hỗ trợ việc dự báo thời tiết, mà còn quan trọng trong việc quản lý tài nguyên nước, dự báo lũ lụt, nghiên cứu về biến đổi khí hậu, và nhiều ứng dụng khác.

10 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn

Trạm quan trắc khí tượng thủy văn hàng hải được lắp đặt tại luồng Sông Cấm – Hải Phòng.

Vì sao cần phải quan trắc khí tượng thủy văn?

Quan trắc khí tượng thủy văn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và góp phần mang lại lợi ích cho xã hội, môi trường, điển hình như:

  • Dự báo thời tiết: Cung cấp dự báo về thời tiết hiện tại cũng như trong tương lai và hỗ trợ đối phó với điều kiện thời tiết khó khăn như bão, mưa lũ hay hạn hán và nắng nóng.
  • Quản lý nguồn tài nguyên nước: Đo lường lưu lượng và mức nước để dự báo lũ lụt, quản lý nguồn cung nước và đảm bảo an toàn cho hồ chứa nước.
  • Nghiên cứu biến đổi khí hậu: Việc nghiên cứu sự biến đổi của khí hậu giúp theo dõi và nhận biết kịp thời tác động của khí hậu lên môi trường, từ đó có phương án ứng biến phù hợp và kịp thời.
  • Cải thiện an toàn giao thông: Quan trắc khí tượng thủy văn cung cấp thông tin về tầm nhìn, tốc độ gió và điều kiện thời tiết để cải thiện an toàn giao thông trong các điều kiện khó khăn như sương mù, mưa lớn,…

Ngoài những lĩnh vực chính trên, thông tin trạm quan trắc khí tượng thủy văn còn được sử dụng trong ngành nông nghiệp, điện lực, hàng không,…để phòng ngừa và ứng phó với sự cố trong quá trình hoạt động.

10 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn

Trạm quan trắc khí tượng thủy văn quan trọng trong nhiều lĩnh vực.

10 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn

Theo Nghị định số 48/2020/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung một số điều từ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều điều của Luật Khí tượng thủy văn), có 10 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn, bao gồm:

  • Sân bay dân dụng;
  • Đập, hồ chứa nước thuộc những loại đặc biệt quan trọng, các loại lớn và loại vừa theo quy định do Chính phủ ban hành về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước cũng như hồ chứa thuộc trong phạm vi điều chỉnh của quy trình vận hành liên hồ chứa thuộc lưu vực sông;
  • Bến cảng thuộc cảng biển loại I, loại II dựa theo danh mục cảng biển và bến cảng thuộc cảng biển tại Việt Nam được công bố bởi Bộ Giao thông vận tải.
    Đối với cảng biển có nhiều bến cảng thì tổ chức để lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và cơ quan khí tượng thủy văn của địa phương để lựa chọn và chỉ định một số bến cảng đại diện để tổ chức quan trắc. Những bến cảng còn lại có quyền chia sẻ, khai thác thông tin quan trắc và đóng góp kinh phí để thực hiện cung cấp, quan trắc thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn;
  • Cầu có khẩu độ thông thuyền trên 500 mét;
  • Tháp thu phát thanh và truyền hình có kết hợp giữa khai thác tham quan, kinh doanh và phục vụ khách trên tháp;
  • Cáp treo phục vụ cho những hoạt động du lịch, tham quan;
  • Vườn quốc gia;
  • Tuyến đường cao tốc tại những khu vực có thời tiết nguy hiểm, được xác định trong phân vùng rủi ro được công bố và cập nhật bởi Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường định kỳ 3 năm một lần;
  • Cảng thủy nội địa tổng hợp từ loại I trở lên;
  • Những công trình có tính chất đặc thù gồm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nhà giàn trong các cụm Dịch vụ Kinh tế – Kỹ thuật (DK1) và sân bay quân sự phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng đề cập đến quy định đối với những chủ sở hữu của các công trình trên. Chủ sở hữu của những công trình cần phải lắp đặt trạm quan trắc khí tượng thủy văn có trách nhiệm đảm bảo kinh phí để tổ chức thực hiện quan trắc, cung cấp những dữ liệu, thông tin khí tượng thủy văn theo quy định.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã biết thêm quy định về các công trình cần phải quan trắc khí tượng thủy văn. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về lắp đặt trạm quan trắc khí tượng thủy văn, hãy liên hệ ngay đến Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

>>> Xem thêm: Trạm quan trắc khí tượng thủy văn dùng cho hàng hải có gì khác biệt?