Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng, việc ứng dụng các công nghệ mới vào để tối ưu hóa quy trình xây dựng, nâng cao hiệu quả, tối ưu chi phí cũng như quản lý dự án hiệu quả đang là xu thế và là yếu tố sống còn của các dự án lớn. Bài viết dưới đây hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu sâu hơn về chủ đề “Xây dựng mô hình hiện trạng – Cơ sở để xây dựng BIM” nhé!
Sự phát triển và nhu cầu ứng dụng BIM
Công nghệ BIM (Building Information Modeling) hiện nay đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quản lý dự án xây dựng, nâng cao đáng kể hiệu quả, giảm chi phí và tối ưu hóa trong quản lý dự án. Tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng.
Trong tài liệu Hướng dẫn chung áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) đã được Viện Kinh tế xây dựng tổ chức biên soạn, Bộ Xây dựng công bố trong khuôn khổ Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình theo Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, việc áp dụng BIM thông dụng trong dự án đầu tư xây dựng phải bắt đầu từ bước xây dựng mô hình hiện trạng – Đây là bước cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng mô hình BIM cho dự án về sau.
>>> Xem thêm: Những lợi ích lớn nhất của BIM trong xây dựng
Mô hình hiện trạng là gì?
Mô hình hiện trạng là mô hình 3D về hiện trạng của một địa điểm, khu vực cụ thể. Dữ liệu mô hình này có thể được thu thập bằng nhiều phương pháp như: Quét laser 3D trạm cố định, quét laser 3D di động, quét laser 3D trên không hoặc phương pháp bay chụp ảnh lập thể, tùy thuộc vào các yêu cầu và và mục đích khảo sát. Dữ liệu này sau đó được sử dụng để tạo ra mô hình 3D chi tiết của công trình hiện tại gọi là mô hình đám mây điểm 3D Point Cloud.
Mô hình hiện trạng cung cấp cơ sở dữ liệu chính xác và chi tiết, giúp các bên liên quan có cái nhìn tổng quan về tình trạng hiện tại của công trình. Điều này rất quan trọng trong việc lập kế hoạch, thiết kế, và quản lý dự án xây dựng, đặc biệt là trong các dự án cải tạo và mở rộng.
Phương pháp thu thập dữ liệu để xây dựng mô hình hiện trạng công trình
Việc thu thập dữ liệu hiện trạng công trình có thể được thực hiện thông qua các phương pháp đo không tiếp xúc như: Công nghệ LiDAR (viết tắt từ cụm từ Light Detection and Ranging), phương pháp bay chụp ảnh lập thể Photogrammetry.
Với công nghệ sử dụng cảm biến quét LiDAR, có thể chia ra thành 3 loại chính như sau:
- Quét LiDAR hàng không (Airborne Laser Scanning hay UAV LiDAR).
- Quét LiDAR mặt đất (Terrestrial Laser Scanners).
- Quét LiDAR di động (Mobile Laser Scanning hay Mobile Mapping).
Phương pháp bay chụp ảnh lập thể Photogrammetry: Thu thập dữ liệu đối tượng bằng cách chụp các hình ảnh có độ phủ chung, từ nhiều góc độ, bằng các thiết bị bay không người lái, thiết bị chụp ảnh di động cầm tay. Sau đó sử dụng các phần mềm xử lý hình ảnh với thuật toán khôi phục mô hình 3 chiều từ ảnh (Structure from motion -SfM).
Kết quả thu được từ các phương pháp thu thập dữ liệu sau khi xử lý là mô hình hiện trạng đối tượng dưới dạng đám mây điểm 3D Point Cloud, ngoài ra còn có thể là mô hình lưới 3D mesh.
Mô hình hiện trạng là cơ sở dữ liệu đầu vào BIM
Mô hình BIM được tạo lập và phát triển dựa trên các thông tin cần thiết. Kết nối mô hình BIM với các thông tin khác (khối lượng, chi phí và tiến độ…) là nền tảng để phát triển các ứng dụng BIM khác như lập dự toán chi phí, quản lý tiến độ,…
Từ mô hình đám mây điểm 3D Point Cloud hiện trạng chi tiết và chính xác, kết hợp với các nguồn tài liệu liên quan, có thể xây dựng mô hình BIM hiện trạng công trình chính xác và đầy đủ. Đảm bảo hỗ trợ phối hợp giữa các bên liên quan trong dự án và kiểm soát chất lượng trong thiết kế, thi công.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về các giải pháp và thiết bị giúp thu thập dữ liệu cũng như xây dựng mô hình hiện trạng chính xác cao, bạn hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Xây dựng mô hình hiện trạng bằng công nghệ 3D Laser Scanning