Công nghệ viễn thám được xem là một bước tiến lớn về công nghệ, khoa học trên toàn thế giới và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tại Việt Nam, viễn thám cũng dần được đưa vào ứng dụng với tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về viễn thám và tiềm năng phát triển của công nghệ viễn thám tại Việt Nam.

Tìm hiểu về Viễn thám

– Viễn thám là gì? Lịch sử phát triển của viễn thám

Viễn thám (có tên gọi Tiếng Anh là Remote Sensing) là một môn khoa học về thu nhận thông tin, dữ liệu về hình dáng, kích thước, tính chất của một đối tượng, vật thể nhất định từ một khoảng cách cố định mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với chúng.

Viễn thám được thực hiện thông qua phương thức quan sát và thu nhận năng lượng bức xạ, phản xạ từ đối tượng, sau đó tiến hành phân tích, xử lý và ứng dụng những thông tin thu được. Tham khảo thêm: Công nghệ viễn thám và cơ sở viễn thám>>>

Viễn thám thu thập thông tin qua việc quan sát và thu nhận năng lượng bức xạ, phản xạ từ đối tượng.

Hình 1. Viễn thám thu thập thông tin qua việc quan sát và thu nhận năng lượng bức xạ, phản xạ từ đối tượng.

Sự phát triển của viễn thám gắn liền với các sự kiện, nghiên cứu như:

  • Sự kiện phát hiện ra tia hồng ngoại vào năm 1800.
  • Kỹ thuật chụp ảnh đen trắng được bắt đầu phát minh từ năm 1839.
  • Việc phát hiện ra cả dải phổ hồng ngoại và phổ có thể nhìn thấy vào năm 1847.
  • Phát triển công nghệ chụp ảnh từ khinh khí cầu trong giai đoạn từ 1850 đến 1860.
  • Năm 1873, học thuyết về phổ điện tử được xây dựng.
  • Kỹ thuật chụp ảnh từ máy bay vào năm 1909.
  • Giai đoạn từ năm 1910 đến 1920, phát triển việc giải đoán hình ảnh không trung.
  • Phát triển lĩnh vực chụp và đo ảnh hàng không từ năm 1920 đến 1930.
  • Sự phát triển của kỹ thuật radar tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Đức từ năm 1930 đến 1940.
  • Năm 1940, khả năng phân tích và ứng dụng hình ảnh chụp từ máy bay.
  • Xác định được dải phổ từ vùng có thể nhìn thấy và không nhìn thấy vào năm 1950.
  • Sử dụng hình ảnh phục vụ cho mục đích quân sự được nghiên cứu chuyên sâu hơn trong giai đoạn 1950 đến 1960.
  • Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ có người lái và có thể chụp ảnh của Trái Đất từ bên ngoài vũ trụ.
  • Giai đoạn 1960 đến 1970, thuật ngữ viễn thám lần đầu tiên được sử dụng.
  • Từ năm 1970 đến 1980, phương pháp xử lý ảnh số được nghiên cứu và phát triển ngày càng mạnh mẽ.
  • Cho đến nay, đã có nhiều phương pháp, kỹ thuật xử lý ảnh mới được nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, các bộ cảm biến có khả năng thu đa phổ, tăng kênh phổ và dải phổ, tăng độ phân dải bộ cảm cũng được phát triển.

– Phân loại viễn thám:

Viễn thám được phân loại dựa trên ba phương thức chính như sau:

  • Loại tín hiệu thu nhận và nguồn phát (Căn cứ vào nguồn tia tới):
    + Viễn thám chủ động (Active): Nguồn của tia tới là tia sáng được phát ra do các thiết bị nhân tạo, thông thường là máy phát đặt trên thiết bị bay.
    + Viễn thám bị động (Passive): Nguồn từ bức xạ là mặt trời từ những vật chất tự nhiên.
  • Đặc điểm, hình dạng của quỹ đạo vệ tinh, độ cao vệ tinh di chuyển, thời gian còn lại của quỹ đạo:
    + Vệ tinh địa tĩnh: Giám sát 1 khu vực cố định trên mặt đất, vị trí tương đối của những vệ tinh này là đứng yên so với Trái Đất. Đồng thời, tốc độ góc quay của các vệ tinh này bằng với tốc độ góc quay của Trái Đất. Vệ tinh này giúp cải thiện độ chính xác mà vệ tinh toàn cầu chưa đáp ứng, hoặc phục vụ cho nhiệm vụ riêng của từng quốc gia (Ví dụ: Vinasat, SBAS,…)
    + Vệ tinh toàn cầu: Vệ tinh này giám đều theo chu kỳ và có quy đạo được thiết kế riêng, phục vụ cho toàn bộ Trái Đất, giúp xác định tọa độ của mọi vị trí trên Trái Đất.
  • Dải sóng thu nhận (Căn cứ vào bước sóng sử dụng):
    + Viễn thám dải sóng nhìn thấy và hồng ngoại: Mặt Trời cung cấp bức xạ với bước sóng ưu thế 0,5 micromet và là nguồn năng lượng chủ yếu. Dữ liệu viễn thám thu thập được trong dải sóng này phụ thuộc chủ yếu dựa trên sự phản xạ của bề mặt vật thể và bề mặt của Trái Đất, thông tin này được xác định từ các phổ phản xạ.
    + Viễn thám hồng ngoại nhiệt: Mỗi một vật thể trong điều kiện nhiệt độ bình thường đều tự phát một bức xạ với đỉnh tại bước sóng 10 micromet. Nguồn năng lượng từ loại viễn thám này xuất phát từ chính vật thể sinh đó sinh ra.
    + Viễn thám siêu cao tần: Sử dụng bức xạ siêu cao tần có dải bước sóng từ một cho đến vài chục centimet. Nguồn năng lượng chủ yếu được dùng trong viễn thám này được phát ra chủ động từ máy phát.

Đánh giá tiềm năng phát triển của Công nghệ viễn thám tại Việt Nam

Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, viễn thám là một công nghệ có vai trò quan trọng, đã và đang được ứng dụng, mang lại hiệu quả nhất định.

Số liệu thống kê ứng dụng công nghệ viễn thám tại Việt Nam.

Hình 2. Số liệu thống kê ứng dụng công nghệ viễn thám tại Việt Nam.

Khi nhu cầu thông tin về dữ liệu hình ảnh ngày càng có xu hướng gia tăng, công nghệ viễn thám cũng ngày càng phát triển vì các sản phẩm từ viễn thám cho phép tích hợp nhiều loại cảm biến với nhau, bao gồm những thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám thu thập từ những vệ tinh trên quỹ đạo trái đất, ảnh hàng không, ảnh từ thiết bị bay không người lái cũng như những dữ liệu đo đạc,…

Bên cạnh đó, cùng với sự tiến bộ trong công nghệ chế tạo cảm biến và công nghệ máy tính, những dữ liệu từ viễn thám được khai thác, sử dụng phổ biến và ngày càng phát triển rộng rãi. Minh chứng có thể cho thấy rằng, hiện nay trên thế giới có hơn 1000 vệ tinh viễn thám được phóng vào quỹ đạo và tốc độ thu ảnh vệ tinh đạt đến Terabyte mỗi ngày. Tham khảo thêm: Ứng dụng của ảnh viễn thám trong thực tiễn >>>

Ảnh viễn thám chụp được từ vệ tinh VNREDSat-1 (Nguồn: earth.esa.int).

Hình 3. Ảnh viễn thám chụp được từ vệ tinh VNREDSat-1 (Nguồn: earth.esa.int).

Sự cải tiến không ngừng về độ chính xác, chất lượng của dữ liệu viễn thám đang hỗ trợ rất lớn trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, hữu ích, chính xác và kịp thời đến các đơn vị quản lý, nghiên cứu khoa học, cũng như người dân để góp phần phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, giám sát tài nguyên, môi trường, phòng chống thiên tai, bảo vệ an ninh – quốc phòng,…

Trong tương lai, công nghệ viễn thám tại Việt Nam có thể được nghiên cứu, phát triển hơn nữa để có thể ứng dụng vào nhiều ngành, lĩnh vực và được nhận định là một trong các yêu cầu tất yếu để phát triển một xã hội hiện đại, giải phóng sức lao động của con người.

Công nghệ viễn thám mang đến những giá trị ngày càng cao với khả năng cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh đa dạng loại thông tin, độ phân giải cao theo thời gian thực. Nhờ đó, ứng dụng công nghệ viễn thám giúp giảm thiểu khó khăn và nâng cao độ chính xác so với những phương pháp truyền thống. Đồng thời, công nghệ này cũng được định hướng sẽ được mở rộng quy mô tại các khu vực, địa phương vùng sâu, vùng xa.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có được những thông tin hữu ích về viễn thám và tiềm năng phát triển của công nghệ này tại Việt Nam trong tương lai. Mọi thắc mắc về viễn thám cũng như các thiết bị sử dụng để thu thập ảnh viễn thám hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến Công ty TNHH Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Sự cần thiết phải tích hợp Viễn thám vào GIS

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DatHopCompany