Phương pháp đo đạc bằng công nghệ GNSS đang ngày càng phổ biến. Khả năng thu và xử lý tín hiệu vệ tinh của máy GNSS là một trong những yếu tố rất quan trọng mà người dùng cần quan tâm khi lựa chọn thiết bị. Tín hiệu vệ tinh GNSS được chia thành 2 loại: Tín hiệu vệ tinh toàn cầu và tín hiệu vệ tinh địa tĩnh. Chúng có gì khác nhau?
Sự khác nhau giữa “Vệ tinh toàn cầu” và “Vệ tinh địa tĩnh”
Vệ tinh toàn cầu | Vệ tinh địa tĩnh |
---|---|
Tín hiệu vệ tinh toàn cầu hay còn được gọi là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu. Đây là những hệ thống định vị phóng ra vệ tinh bao phủ toàn bộ Trái Đất và khớp với quỹ đạo của Trái Đất.
Vệ tinh toàn cầu được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích quân sự của nước đó (như tên lửa, tàu chiến) với độ chính xác cực cao và cả mục đích dân sự (như kinh tế, đời sống, công ích…). |
Vệ tinh địa tĩnh được hiểu đơn giản là những vệ tinh được quốc gia đó phóng lên với mục đích cá nhân dành cho quốc gia đó như: Viễn thông, truyền hình vệ tinh hay hỗ trợ cho những tín hiệu vệ tinh hiệu chỉnh được chính xác hơn… Tín hiệu vệ tinh địa tĩnh không được chia sẻ hoặc chỉ được chia sẻ với một số nước lân cận.
So với vệ tinh toàn cầu, quỹ đạo của vệ tinh địa tĩnh chỉ di chuyển trong một phạm vi nhỏ so với Trái Đất, trong khi vệ tinh toàn cầu được phóng lên khớp với quỹ đạo Trái Đất và bao phủ toàn bộ Trái Đất. |
4 vệ tinh toàn cầu trên thế giới hiện nay
Hiện nay, trên thế giới có 4 hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu được biết đến là:
– Vệ tinh GPS:
Đây là một hệ thống định vị vệ tinh của Mỹ, do Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. GPS (Global Positioning System) là một hệ thống vệ tinh toàn cầu cơ bản và phổ biến, được sử dụng nhiều.
GPS ban đầu được xây dựng chỉ dành cho các mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980 chính phủ Mỹ đã cho phép sử dụng GPS trong dân sự. GPS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, 24 giờ một ngày. Không mất phí thuê bao hoặc mất tiền trả cho việc thiết lập sử dụng GPS nhưng phải tốn tiền để mua thiết bị thu tín hiệu và phần mềm nhúng hỗ trợ.
– Vệ tinh GLONASS:
GLONASS là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu của Nga, được viết tắt của Global Orbiting Navigation Satellite System, là hệ thống định vị vệ tinh do Lực lượng Phòng vệ Không gian của Nga điều hành.
Tương tự như GPS, GLONASS được Bộ quốc phòng của Nga dùng làm hệ thống định vị dẫn đường với mức độ chính xác cao như máy bay phản lực và tên lửa, sau này nó cũng được mở rộng sang các thiết bị dân sự.
Bắt đầu từ năm 2008, GLONASS đã sử dụng CDMA (Code Division Multiple Access Technique) để mang đến khả năng tương thích với các vệ tinh GPS. Chính vì sự tương thích này mà hiện nay hầu như các thiết bị định vị đều có tích hợp GLONASS cùng với GPS để tận dụng hết khả năng định vị của 2 hệ thống vệ tinh.
– Vệ tinh GALILEO:
GALILEO là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu của Liên minh Châu Âu EU, được đặt theo tên của Nhà thiên văn học GALILEO, được phát triển để sử dụng cho mục đích dân sự là chủ yếu, nhằm khắc phục hạn chế những sai số lớn nếu như cơ quan điều hành GPS và GLONASS kích hoạt bộ phận gây sai số chủ định, ví dụ như SA của GPS.
Hệ thống GALILEO có thể tương thích với các hệ thống khác như GPS, GLONASS, giúp cho độ chính xác định vị được cải thiện đáng kể.
– Vệ tinh BEIDOU:
BEIDOU hay còn gọi là vệ tinh Bắc Đẩu, đây là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu do Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa phát triển. Vào năm 2020, BEIDOU hoàn thiện tổng số 35 vệ tinh bay xung quanh quỹ đạo Trái Đất, chính thức cung cấp dịch vụ định vị, dẫn đường toàn cầu, là đối trọng của các hệ vệ tinh khác trong hệ thống GNSS: GPS, GALILEO, GLONASS.
>> Xem thêm: Một số máy thu tín hiệu GPS có khả năng bắt sóng vệ tinh toàn cầu tốt
Một số vệ tinh địa tĩnh trên thế giới
Một số hệ thống vệ tinh địa tĩnh được biết đến như:
– Vệ tinh SBAS:
SBAS là tên viết tắt của Satellite-Based Augmentation System, là một hệ thống mạng lưới các vệ tinh và các trạm điều khiển địa phương, giúp tăng cường độ chính xác và độ tin cậy của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GNSS.
Nếu tín hiệu từ hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GNSS có sai số do nhiễu loạn tín hiệu khi xuyên qua bầu khí quyển, tầng điện ly, sai số quỹ đạo vệ tinh và sai số đồng hồ thì hệ thống SBAS có các trạm được đặt trên các mốc sẵn có, có vị trí chính xác để so sánh với dữ liệu từ GNSS. Các hiệu chỉnh SBAS này được gọi là hiệu chỉnh độ lệch, cho phép máy thu GNSS xác định vị trí chính xác và đáng tin cậy hơn.
Rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã xây dựng hệ thống SBAS riêng của mình nhằm cải chính tín hiệu GNSS, nâng cao độ chính xác trong các phép đo, ví dụ như:
- EGNOS của Châu Âu.
- WASS của Mỹ.
- MSAS của Nhật Bản.
- GAGAN của Ấn Độ.
- BDS BASS của Trung Quốc.
- KASS của Hàn Quốc.
- SDCM của Nga.
- A-SBAS của Châu Phi và Ấn Độ Dương.
- SPAN của Úc và New Zealand.
– Vệ tinh QZSS:
QZSS được viết tắt của Quasi-Zenith Satellite System, là một hệ thống định vị vệ tinh được phát triển bởi Nhật Bản. Mục tiêu của QZSS là cung cấp các dịch vụ định vị chính xác và ổn định cao trong khu vực Châu Á – Châu Đại Dương. QZSS có khả năng tương thích với GPS và các hệ vệ tinh GNSS toàn cầu khác.
– Vệ tinh IRNSS:
IRNSS được viết tắt của Indian Regional Navigation Satellite System, là hệ thống định vị khu vực của Ấn Độ. Hệ thống IRNSS có độ phủ ở Ấn Độ và Bắc Ấn Độ Dương, có tác dụng định vị, chỉ đường và một số ứng dụng chỉ giới hạn tại Ấn Độ và các khu vực lân cận nằm trong bán kính 1500km tính từ biên giới Ấn Độ.
Tại Việt Nam, trong một tháng chỉ có một vài ngày thu được tín hiệu của các vệ tinh địa tĩnh, do đó, sử dụng các tín hiệu vệ tinh địa tĩnh để khảo sát đo đạc tại Việt Nam thường không phổ biến. Thay vào đó, khi lựa chọn thiết bị GPS, cụ thể là các máy thu tín hiệu GPS, người dùng chỉ cần quan tâm đến khả năng thu sóng của 4 vệ tinh toàn cầu là đủ.
Liên hệ Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết hơn.
>> Xem thêm: Lựa chọn thiết bị GPS như thế nào để phù hợp với nhu cầu?