Thiết bị định vị GPS thường được chia ra thành 4 loại: Định vị GPS cầm tay, định vị DGPS, định vị GNSS-RTK và định vị Static. Việc lựa chọn thiết bị GPS như thế nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng là điều mà người dùng rất quan tâm. Hãy cùng Đất Hợp tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Phân loại thiết bị định vị GPS

Tùy theo cấp độ sai số, thiết bị định vị GPS được chia thành 4 loại:

STT Cấp độ sai số Loại thiết bị GPS
1 Sai số ở mức Mét (m) Thiết bị định vị GPS cầm tay:
– Là những thiết bị GPS 1 tần số.
– Chỉ sử dụng 1 máy thu duy nhất khi thao tác ngoài thực địa.
– Sử dụng phương pháp đo tuyệt đối, không có trạm hiệu chỉnh.
– Kết quả đo cho sai số ở mức Mét (m).
2 Sai số ở mức Decimet (dm) Thiết bị định vị DGPS:
– Là những thiết bị GPS 1 tần số hoặc 2 tần số.
– Sử dụng 1 máy thu và 1 trạm tham khảo (có sẵn hoặc tự lắp) để hoạt động.
– Có trạm hiệu chỉnh.
– Kết quả đo cho sai số ở mức Decimet (dm).
3 Sai số ở mức Centimet (cm) Thiết bị định vị GNSS-RTK:
– Là những thiết bị GPS 2 tần số hoặc 3 tần số.
– Sử dụng 1 máy thu và 1 trạm tham khảo (có sẵn hoặc tự lắp) để hoạt động.
– Có trạm hiệu chỉnh.
– Kết quả đo cho sai số ở mức Centimet (cm).
4 Sai số ở mức Milimet (mm) Thiết bị định vị GNSS Static:
– Là những thiết bị GPS 1 tần số hoặc 2 tần số.
– Thường sử dụng 2 – 3 máy thu để hoạt động (3 máy thu cho ra kết quả đo nhanh hơn gấp 3 lần so với 2 máy).
– Không cần sử dụng trạm hiệu chỉnh.
– Kết quả đo cho sai số ở mức Milimet (mm).

Lựa chọn thiết bị GPS như thế nào để phù hợp với nhu cầu?

Việc lựa chọn thiết bị GPS như thế nào phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng.

– Đối với thiết bị định vị GPS cầm tay:

Thiết bị GPS cầm tay thường được dùng với mục đích:

  • Nông nghiệp: Đo diện tích đất
  • Lâm nghiệp: Đo diện tích rừng
  • Mapping: Tìm mốc tham chiếu
  • Quân đội: Phục vụ quân sự biên giới
  • Và những đối tượng người dùng cá nhân khác.

Một số thiết bị định vị GPS cầm tay được người dùng ưa chuộng sử dụng phải kể đến thiết bị của hãng Garmin và Trimble:

Lựa chọn thiết bị GPS như thế nào để phù hợp với nhu cầu?

Lựa chọn thiết bị GPS như thế nào để phù hợp với nhu cầu?

>>> Xem thêm các Máy định vị GPS cầm tay TẠI ĐÂY.

– Đối với thiết bị định vị DGPS:

Thiết bị định vị DGPS thường được dùng trong công tác khảo sát thủy đạc, nạo vét, thiết kế, định vị và thi công công trình thủy khi cần đo xa bờ.

Một số thiết bị định vị DGPS được người dùng sử nhiều là: DGPS 2 tần số Trimble SPS855, DGPS một tần số – Trimble SPS 356

thiết bị định vị DGPS

>>> Xem thêm các Máy định vị DGPS TẠI ĐÂY.

– Đối với thiết bị định vị GNSS-RTK:

Thiết bị định vị GNSS-RTK thường được dùng với mục đích:

  • Đo khảo sát thủy đạc gần bờ (cảng biển, nạo vét luồng…)
  • Khảo sát địa hình như: Thành lập đường đồng mức…
  • Khảo sát địa chính như: Nhà đất, ranh thửa, đất đai…
  • Thi công (bố trí tọa độ thiết kế): Máy công trình, điện gió, bờ kè, xe tự lái…

Trimble là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực đo đạc, đặc biệt là các dòng định vị vệ tinh GNSS-RTK, có thể kể đến các sản phẩm được người dùng ưa chuộng như: Trimble R12i, Trimble R12, Trimble R8s, Trimble R4s

thiết bị định vị GNSS-RTK

>>> Xem thêm các Máy định vị vệ tinh GNSS-RTK hãng Trimble TẠI ĐÂY.

– Đối với thiết bị định vị GNSS Static:

Thiết bị định vị GNSS Static thường được sử dụng trong công tác dẫn mốc lưới tọa độ khống chế trong thi công xây dựng, quan trắc công trình…

Các thiết bị định vị GNSS của Trimble như: Trimble R2, Trimble R4s, Trimble R8s… đều có chức năng đo tĩnh, được phân phối chính hãng bởi Công ty TNHH Đất Hợp – Đơn vị Đại diện phân phối chính thức các sản phẩm của Trimble tại Việt Nam.

Lựa chọn thiết bị GPS phù hợp giúp người dùng tối ưu chi phí mà vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc. Liên hệ HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết.

>> Xem thêm: Cách dẫn mốc tọa độ bằng máy định vị GNSS