GNSS được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với công tác quản lý và lên kế hoạch phát triển đô thị, công nghệ GNSS đã và đang được ứng dụng rộng rãi. Cụ thể, ứng dụng GNSS trong quản lý và lên kế hoạch phát triển đô thị như thế nào?
Công nghệ GNSS là gì?
GNSS (viết tắt của Global Navigation Satellite System) là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, công nghệ này giúp xác định thông tin định vị vị trí các đối tượng trên Trái Đất và định vị chính xác theo hệ tọa độ ở bất kỳ đâu trên Trái Đất thông qua các vệ tinh ngoài không gian.
Các hệ thống GNSS chính hiện nay bao gồm: GPS (Mỹ), GLONASS (Nga), Galileo (Liên minh Châu Âu), BeiDou (Trung Quốc)…
GNSS được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giao thông, quân sự, hàng không, quản lý đất đai, và nghiên cứu khoa học. Các thiết bị định vị GNSS được dùng để xác định vị trí một cách chính xác với các công việc như:
- Khảo sát thành lập lưới khống chế tọa độ.
- Đo điểm chi tiết để thành lập bản đồ địa hình, địa chính…
- Bố trí điểm phục vụ cho công tác chuyển điểm thiết kế ra thực địa.
Ứng dụng GNSS trong quản lý và lên kế hoạch phát triển đô thị như thế nào?
- Ứng dụng GNSS trong quy hoạch nông thôn, đô thị: Thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 khi đủ điều kiện (không bị che khuất).
- Ứng dụng GNSS trong xây dựng lưới khống chế: Việc sử dụng công nghệ định vị cho phép các kỹ sư xây dựng các mốc tọa độ khống chế, phục vụ công tác như đo đạc, khảo sát, xây dựng và quy hoạch.
- Ứng dụng GNSS trong xây dựng bản đồ địa chính: Đo đạc ranh giới đất đai với độ chính xác cao, hỗ trợ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Ứng dụng GNSS trong lập bản đồ quy hoạch xây dựng: Xác định chính xác vị trí các công trình, cơ sở hạ tầng, giúp lập kế hoạch xây dựng chi tiết.
Khả năng ứng dụng công nghệ RTK với trạm CORS VNGEONET vào công tác quản lý và lên kế hoạch phát triển đô thị
Công nghệ RTK (Real-Time Kinematic): Phương pháp đo có bản chất như đo GNSS tĩnh với 1 máy đặt cố định (Base station) và một hoặc nhiều máy di động (Rover stations). Sau khi thực hiện kỹ thuật khởi đo tại trạm cố định, máy di động tiếp cận đến các điểm cần đo, thực hiện việc thu tín hiệu vệ tinh trong thời gian rất ngắn, tính toán giá trị vi sai GPS sau đó trạm Base truyền số hiệu chỉnh đồng thời trong thời gian thực thông qua phương thức (Internet hoặc Radio) đến máy di động, đạt được độ chính xác về tọa độ, độ cao cỡ cm.
Hệ thống trạm CORS (viết tắt của Continuously Operating Reference Station) là một hệ thống gồm các trạm tham chiếu tín hiệu GNSS vận hành một cách liên tục tại những điểm cố định. Hệ thống này được xem là một mạng lưới các trạm tham chiếu dùng công nghệ hiện đại từ internet để truyền dữ liệu, thông tin. Hệ thống trạm CORS cung cấp số hiệu chỉnh cho máy thu rover để đạt được độ chính xác lên đến centimet.
Tại Việt Nam, Mạng lưới VNGEONET bắt đầu triển khai xây dựng từ năm 2016 và hoàn thành cuối năm 2019, bao gồm 65 trạm CORS trải đều trên khắp lãnh thổ Việt Nam, trong đó bao gồm:
- 24 trạm Geodetic CORS được thiết kế mốc bê tông khoan sâu đến tầng ổn định phân bố đều trên phạm vi cả nước với mật độ khoảng 200km/Trạm được sử dụng làm khung tham chiếu cho hệ tọa độ quốc gia.
- 41 trạm NRTK CORS chêm dày kết hợp với 24 trạm Geodetic CORS dùng để cung cấp số liệu phục vụ đo GNSS động thời gian thực độ chính xác cỡ cm phân bố với mật độ 50km-80km/Trạm bố trí tại các khu vực đồng bằng Bắc bộ, ven biển Trung bộ, Nam bộ.
Khi sử dụng các thiết bị GNSS kết hợp với các trạm CORS (Continuously Operating Reference Station) như hệ thống VNGEONET tại Việt Nam, công nghệ định vị GNSS RTK cung cấp các khả năng ứng dụng trong lĩnh vực đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, đặc biệt là trong các công tác quy hoạch.
Công nghệ GNSS ngày càng phát triển, do đó ngày càng có nhiều công nghệ GNSS mới được ứng dụng trong quản lý và phát triển đô thị. Để tìm hiểu thêm, bạn hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 nhé!
>>> Xem thêm: Cách GNSS được ứng dụng trong khảo sát địa hình