Hệ thống trạm CORS ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng không chỉ trong ngành đo đạc bản đồ, mà còn hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng,… Vậy hệ thống trạm CORS là gì? Hệ thống trạm CORS có vai trò gì và được xây dựng như thế nào tại Việt Nam? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Hệ thống trạm CORS là gì?

Hệ thống trạm CORS (viết tắt của Continuously Operating Reference Station) là một hệ thống gồm các trạm tham chiếu tín hiệu GNSS vận hành một cách liên tục tại những điểm cố định. Hệ thống này được xem là một mạng lưới các trạm tham chiếu dùng công nghệ hiện đại từ internet để truyền dữ liệu, thông tin.

Hệ thống trạm CORS cung cấp số hiệu chỉnh cho máy thu rover để đạt được độ chính xác lên đến centimet. Đây cũng là hệ thống được sử dụng trong đa dạng ngành nghề, lĩnh vực từ xây dựng, khảo sát địa chính đến cả nông nghiệp…

Trạm CORS giúp mang lại kết quả định vị với độ chính xác cao.

Hình 1. Trạm CORS giúp mang lại kết quả định vị với độ chính xác cao.

Hiện trạng xây dựng hệ thống trạm CORS ở Việt Nam

Hệ thống trạm CORS ở Việt Nam còn được là Hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET). Hiện nay, hệ thống này vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Trên lãnh thổ Việt Nam, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 65 trạm CORS. Những trạm này được xây dựng dựa trên mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất chính là cung cấp dịch vụ hiệu chỉnh với độ chính xác cao, phục vụ cho các ứng dụng liên quan đến xác định vị trí và dẫn đường theo thời gian thực, đồng thời truyền số liệu thông qua nền tảng Internet.

Trong số 65 trạm CORS đang được xây dựng, có:

  • 24 trạm có tên gọi là Geodetic CORS được bố trí trên phạm vi toàn quốc, bao gồm 6 trạm được xây dựng dựa trên cơ sở nâng cấp từ trạm DGNSS và 18 trạm được xây mới. Khoảng cách trung bình giữa các trạm Geodetic CORS là 150 đến 200km.
  • 41 trạm có tên gọi là NRTK CORS được bố trí tại 3 khu vực, bao gồm Đồng bằng Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa; khu vực miền Trung và Tây Nguyên, khu vực Nam Bộ. Khoảng cách trung bình giữa các trạm NRTK CORS là 50 đến 80km.

Các trạm DGNSS được nâng cấp lên thành trạm CORS hiện đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng trong công tác phân giới cắm mốc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời phục vụ cho khảo sát, đo đạc biển cũng như dẫn đường cho những phương tiện di chuyển trên biển,…

Hệ thống trạm CORS ở Việt Nam.

Hình 2. Hệ thống trạm CORS ở Việt Nam.

Hiện nay, để sử dụng trạm CORS quốc gia, người dùng cần phải có tài khoản đăng ký sử dụng dịch vụ do trạm CORS cung cấp. Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn đăng ký sử dụng trạm CORS quốc gia miễn phí>>>

Tầm quan trọng của hệ thống trạm CORS ở Việt Nam

Việc xây dựng hệ thống trạm CORS ở Việt Nam là một bước tiến mới trong ngành trắc địa, cũng như xây dựng và đo đạc bản đồ. Ứng dụng hệ thống trạm CORS giúp mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Một số lợi ích mà hệ thống trạm CORS mang lại có thể kể đến như:

  • Đạt được độ chính xác cao, đáp ứng các yêu cầu trong công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa hình kể cả với loại bản đồ có tỷ lệ nhỏ.
  • Ứng dụng hệ thống trạm CORS tại Việt Nam giúp tiết kiệm được thời gian trong việc đo ngắm, đồng thời tránh sự ảnh hưởng đến từ các yếu tố bên ngoài như thời tiết….
  • Hệ thống trạm CORS được xem là một hạ tầng không thể thiếu đối với công cuộc phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đặc biệt hơn cả, hệ thống trạm CORS có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian.
  • Cung cấp số hiệu chỉnh với độ chính xác cao, đồng thời cung cấp khả năng thu nhận và xử lý tín hiệu của đa hệ thống GNSS như GPS, GLONASS, Galileo, BeiDou, QZSS,…
  • Ngoài lĩnh vực đo đạc bản đồ, hệ thống trạm CORS còn được ứng dụng cho công tác định vị, dẫn đường, xây dựng, giao thông, nông nghiệp,…

Ngoài ra, hệ thống trạm CORS ở Việt Nam đã góp phần trong công cuộc hoàn thiện và phát triển hạ tầng đo đạc và bản đồ cơ bản theo hướng hiện đại hóa. Đồng thời, hệ thống này còn hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Bên cạnh đó, hệ thống trạm CORS còn phục vụ, đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế – xã hội, giám sát tài nguyên, bảo vệ môi trường, quốc phòng – an ninh, đặc biệt nhất là góp phần vào công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và thúc đẩy những hoạt động nghiên cứu khoa học Trái Đất.

Mong rằng thông qua bài viết trên, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về hệ thống trạm CORS ở Việt Nam. Mọi thông tin chi tiết, thắc mắc, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET) có gì đặc biệt?