Các công trình ngày càng đòi hỏi cao về độ chính xác, công nghệ đo GNSS tĩnh sử dụng nhiều máy hơn, tốn nhiều thời gian hơn nhưng mang lại độ chính xác cao hơn. Do đó mà đo GNSS tĩnh ngày càng được ứng dụng nhiều trong công tác đo đạc trắc địa.

Công nghệ đo GNSS tĩnh là gì?

Công nghệ đo GNSS tĩnh sử dụng phương pháp định vị tương đối (hai hoặc nhiều máy thu tín hiệu vệ tinh GNSS đặt cố định trên 2 hoặc nhiều điểm cần đo để thu trị đo từ các vệ tinh trong khoảng thời gian đủ dài theo yêu cầu phục vụ cho việc lập lưới khống chế trắc địa.

Ứng dụng của công nghệ đo GNSS tĩnh

Trimble R8s là một trong những máy định vị vệ tinh được sử dụng nhiều trong công tác đo GNSS tĩnh.

Đo GNSS tĩnh sử dụng nhiều máy hơn, tốn nhiều thời gian hơn nhưng mang lại độ chính xác cao hơn. Do đó mà đo GNSS tĩnh ngày càng được ứng dụng nhiều trong công tác đo đạc trắc địa.

Nguyên lý hoạt động của công tác đo GNSS tĩnh:

Sử dụng các dòng máy GNSS 1 hoặc 2 tần số và mốc gốc nhà nước hạng cao đã có sẵn để đo đạc lưới khống chế về mốc đường chuyền hạng thấp hơn.

>>> Xem So sánh máy định vị GNSS 1 tần số và 2 tần số

Các bước thực hiện công tác đo GNSS tĩnh:

  • Thu thập tài liệu gốc và số liệu gốc.
  • Chọn hệ thống tọa độ và thời gian.
  • Lập phương án kỹ thuật và trình duyệt.
  • Chọn điểm và chôn mốc.
  • Lựa chọn máy móc và thiết bị.
  • Tiến hành đo ngắm.
  • Ghi sổ đo ngoại nghiệp.
  • Xử lý số liệu.
  • Báo cáo tổng kết và nộp thành quả.

Ứng dụng của công nghệ đo GNSS tĩnh (Static)

Các công trình ngày càng đòi hỏi cao về độ chính xác, do đó mà ứng dụng của công nghệ đo GNSS tĩnh ngày càng rộng rãi và cần thiết hơn. 2 ứng dụng chính của công nghệ đo GNSS tĩnh bao gồm:

– Ứng dụng trong công tác xác định tọa độ mốc khống chế trong thi công xây dựng:

Trong thi công xây dựng, việc xác định vị trí để phục vụ công tác thi công là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Mốc khống chế là cơ sở để tính tọa độ và cao độ tuyệt đối của mốc định vị công trình, do đó yêu cầu về độ chính xác là rất cao. Sử dụng công nghệ đo GNSS tĩnh là phương pháp được ứng dụng để xác định tọa độ mốc khống chế chính xác, hiệu quả.

– Ứng dụng trong công tác xây dựng lưới khống chế các cấp hạng trong khảo sát địa hình, địa chính:

Để đảm bảo cho công trình được xây dựng đúng vị trí và kích thước theo thiết kế, mặt bằng xây dựng cần có một hệ thống các điểm tọa độ chính xác, làm căn cứ để bố trí, đo đạc, kiểm tra, nghiệm thu và đo vẽ hoàn công công trình. Tập hợp các điểm này gọi là lưới khống chế tọa độ trên mặt bằng xây dựng. Ngoài tọa độ X(N) và Y(E) người ta còn dẫn cả độ cao vào các điểm này.

Bảng kết quả bình sai bằng phần mềm Trimble Business Center

Ứng dụng của công nghệ đo GNSS tĩnh

Bảng kết quả bình sai bằng phần mềm Trimble Business Center.

Mật độ của các điểm trong lưới khống chế tùy thuộc vào yêu cầu độ chính xác bố trí và mật độ của các hạng mục trên mặt bằng. Theo TCVN, nếu không có những yêu cầu đặc biệt thì đối với các công trình xây dựng công nghiệp, cứ 2-3 ha có một điểm khống chế nhưng tối thiểu trên mặt bằng phải có 4 điểm. Nhìn chung các điểm được phân bố rải đều trên mặt bằng. Những khu vực có hạng mục với các dây chuyền chính xác mật độ các điểm khống chế phải dày hơn, ngược lại ở các khu vực khác mật độ, điểm khống chế có thể thưa hơn.

Việc ứng dụng công nghệ đo GNSS tĩnh để thực hiện công tác đo đạc phục vụ công việc tùy thuộc theo mức độ yêu cầu của công trình và được quy định tại các văn bản của Nhà nước. Lựa chọn thiết bị GNSS đo tĩnh chất lượng sẽ giúp công tác đo đạc trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao hơn. Liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết về công nghệ đo GNSS tĩnh cũng như máy định vị vệ tinh GNSS phù hợp với nhu cầu.

>> Xem thêm: Cách dẫn mốc tọa độ bằng máy định vị GNSS