Khi nhắc tới công nghệ đo GNSS, không thể bỏ qua công nghệ đo GNSS tĩnh – phương pháp định vị tương đối, sử dụng 2 hoặc nhiều máy thu tín hiệu vệ tinh GNSS đặt cố định trên 2 hoặc nhiều điểm cần đo để thu trị đo từ các vệ tinh trong khoảng thời gian đủ dài theo yêu cầu phục vụ cho việc lập lưới khống chế trắc địa. Để dẫn mốc tọa độ bằng máy định vị GNSS, hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết sau.

Hệ thống lưới tọa độ quốc gia là cơ sở để dẫn mốc tọa độ

Tại Việt Nam, hệ thống lưới tọa độ quốc gia là lưới khống chế tọa độ thống nhất trong toàn quốc phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, thành lập cơ sở dữ liệu nền địa lý, các loại bản đồ chuyên đề khác và nghiên cứu khoa học. Lưới tọa độ quốc gia bao gồm: Lưới tọa độ cấp “0”, lưới tọa độ hạng I, II và III.

Một số hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu

Hình 1. Một số hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu.

Cách dẫn mốc tọa độ bằng máy định vị GNSS

Để dẫn mốc tọa độ từ hệ thống lưới lưới tọa độ quốc gia, cần có các bước cơ bản như sau:

  • Thu thập tài liệu gốc và số liệu gốc
  • Chọn hệ thống tọa độ và thời gian
  • Lập phương án kỹ thuật và trình duyệt
  • Chọn điểm và chôn mốc
  • Lựa chọn máy móc và thiết bị
  • Tiến hành đo ngắm
  • Ghi sổ đo ngoại nghiệp
  • Xử lý số liệu
  • Báo cáo tổng kết và nộp thành quả.

Lưới GPS được chia thành các hạng II, III, IV và các cấp 1,2. Các cấp đo và phương pháp đo GNSS nêu trong phương án kỹ thuật được chọn tuỳ thuộc vào yêu cầu độ chính xác xác định đại lượng cần bố trí, đại lượng dịch chuyển và đặc điểm của từng đối tượng công trình. Theo quy định hiện hành, việc dẫn mốc cần đo nối vào ít nhất 3 mốc tọa độ nhà nước, tại các vùng địa hình khó khăn, công trình nhỏ có thể đo nối vào 2 mốc nhà nước trở lên.

1. Chọn điểm và chôn mốc GPS

  • Vị trí điểm được chọn phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế kỹ thuật, thuận lợi cho việc đo nối và cho các công tác đo đạc tiếp theo.
  • Điểm chọn phải được đặt ở nơi có nền đất, đá ổn định, sử dụng được lâu dài và an toàn khi đo đạc.
  • Vị trí điểm chọn phải thuận tiện cho việc lắp đặt máy thu và thao tác khi đo, có khoảng không rộng và góc cao của vệ tinh phải lớn hơn 150.
  • Vị trí điểm chọn phải thuận tiện cho việc thu tín hiệu vệ tinh, tránh hiện tượng nhiễu tín hiệu do quá gần các trạm phát sóng và sai số đa đường dẫn (Multipath) do phản xạ tín hiệu từ các địa vật xung quanh điểm đo. Vị trí điểm chọn phải cách xa nguồn phát sóng vô tuyến công suất lớn (như tháp truyền hình, trạm vi ba) lớn hơn 200 m và cách xa cáp điện cao thế lớn hơn 50 m.
  • Đi lại thuận tiện cho đo ngắm.
  • Quy cách của dấu mốc và mốc điểm GPS các cấp phải phù hợp với yêu cầu quy phạm hiện hành của Nhà nước.

2. Chọn thiết bị định vị GNSS

Sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh từ các hệ thống định vị toàn cầu như: GPS, GLONASS, GALILEO…Số liệu xuất ra phải ở dạng Raw data hoặc dạng Rinex. Việc lựa chọn máy thu GPS được thực hiện theo các quy định trong bảng dưới; trong đó các máy thu có thể một hoặc hai tần số.

Một số máy định vị vệ tinh 2 tấn số hãng Trimble – Mỹ

Một số máy định vị vệ tinh 2 tấn số hãng Trimble – Mỹ

Hình 2. Một số máy định vị vệ tinh 2 tấn số hãng Trimble – Mỹ.

3. Yêu cầu kỹ thuật trong công tác đo đạc tại thực địa

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi đo GPS các cấp, hạng, phải phù hợp với quy định được nêu trong bảng:

4. Yêu cầu đo ngắm và ghi sổ đo

  • Tổ đo phải nghiêm chỉnh tuân theo thời gian quy định trong bảng điều độ công tác, đảm bảo quan trắc đồng bộ cùng một nhóm các vệ tinh. Khi có sự thay đổi so với bảng điều độ phải báo ngay với người phụ trách.
  • Trong khi máy thu đang làm việc không được dùng bộ đàm hoặc điện thoại di động ở gần máy thu. Khi có sấm chớp, mưa to phải tắt máy, ngừng đo và thu cất ăng ten đề phòng sét đánh.
  • Nội dung ghi sổ đô ngoại nghiệp bao gồm các mục sau:
    + Tên trạm đo, số hiệu trạm đo.
    + Ngày, tháng đo/ngày của năm, điều kiện thời tiết, số hiệu ca đo.
    + Thời gian bắt đầu đo, kết thúc đo.
    + Thiết bị thu ghi loại máy, ký hiệu, số máy, số hiệu ăng ten.
    + Chiều cao ăng ten.

5. Xử lý số liệu, tính toán bình sai kết quả đo

  • Việc tính toán, bình sai lưới tọa độ được thực hiện bằng việc sử dụng các phần mềm xử lý GNSS để xác định giá trị tọa độ, độ cao của tất cả các điểm, đồng thời đánh giá độ chính xác các điểm trong lưới. Việc lựa chọn phần mềm xử lý GNSS phải căn cứ vào cấp hạng của lưới và loại máy thu tín hiệu vệ tinh.
  • Các phần mềm sử dụng trong tính toán, bình sai lưới tọa độ phải là các phần mềm thông dụng trên thế giới, đã được áp dụng trong xử lý số liệu GNSS tại Việt Nam.

hần mềm bình sai Trimble Business Center

Hình 3. Phần mềm bình sai Trimble Business Center.

Một số văn bản quy định tham khảo:

  • QCVN 04:2009/BTNMT: QUI CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG LƯỚI TỌA ĐỘ
  • 68/2015/TT-BTNMT: QUI ĐỊNH KỸ THUẬT ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000
  • TCVN9401:2012: KỸ THUẬT ĐO VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU GPS TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về công tác dẫn mốc tọa độ bằng máy định vị GNSS, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Công Ty TNHH Đất Hợp để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ tận tình và chu đáo! HOTLINE LIÊN HỆ: 0903 825 125.

>> Xem thêm: Cách dẫn mốc cao độ bằng máy thủy bình

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtydathop