Sự phát triển của kinh tế – xã hội đã kéo theo nhiều ngành nghề phát triển, điển hình là xây dựng. Nói đến xây dựng, công tác trắc địa công trình luôn được các chủ đầu tư quan tâm vì nó đóng vai trò quyết định đến độ chính xác và chất lượng công trình. Cụ thể thì trắc địa công trình là gì? Và trắc địa công trình có vai trò quan trọng như thế nào? Hãy cùng Đất Hợp giải đáp qua bài viết dưới đây.
- Trắc địa công trình là gì?
- Trắc địa công trình có vai trò quan trọng như thế nào?
- – Giúp bố trí công trình theo nội dung thiết kế một cách chính xác
- – Hỗ trợ thi công công trình cầu đường hiệu quả
- – Tính toán xây dựng lưới, san lấp công trình dân dụng và công nghiệp
- – Khảo sát, thi công, quản lý công trình thủy lợi, thủy điện
- – Thực hiện đo hoàn công và quan trắc biến dạng công trình
Trắc địa công trình là gì?
Ở Việt Nam, con người đã viết sử dụng các kiến thức của trắc địa để xây thành Cổ Loa (thời Âu Lạc), kinh đô (thời Thăng Long), kênh đào (thời Nhà Lê)… Tiếp theo đó, đến đời vua Lê Thánh Tông (năm 1469), đã ứng dụng kiến thức trắc địa để vẽ nên bản đồ “Đại Việt Hồng Đức”, và đây cũng là bản đồ quốc gia đầu tiên được xây dựng một cách bài bản.
Hình 1. Bản đồ Hồng Đức.
Nhận thấy được tầm quan trọng của trắc địa, Nhà nước Việt Nam đã thành lập Cục đo đạc Bản đồ vào năm 1959, Tổng cục Địa chính năm 1994 để triển khai ứng dụng các kiến thức về khoa học – kỹ thuật trong trắc địa nhằm xây dựng lưới tọa độ, lưới độ cao Nhà nước, thành lập các loại bản đồ địa chính, địa hình để phục vụ các mục tiêu điều tra cơ bản, đồng thời giúp quản lý, xây dựng và quốc phòng.
Về trắc địa, có thể hiểu đây là một môn khoa học về các phương pháp, phương tiện đo đạc và xử lý số liệu, giúp xác định hình dạng, kích thước và các yếu tố khác của Trái Đất; thành lập bản đồ, bình đồ hay mặt cắt địa hình để phục vụ cho xây dựng các công trình kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế và quốc phòng, an ninh quốc gia.
Trắc địa sử dụng một hệ thống đa dạng các thiết bị (được gọi là phương tiện đo). Phương tiện đo có độ chính xác càng cao thì sai số khi đo càng thấp, chất lượng đo đạc càng đáng tin cậy. Một số thiết bị cơ bản được sử dụng trong trắc địa bao gồm: Máy thủy bình, máy toàn đạc, máy định vị GNSS, máy thông tầng, máy kinh vĩ, máy scan 3D… Xem các thiết bị Trắc địa TẠI ĐÂY >>>
Tùy theo đối tượng, quy mô và phương pháp nghiên cứu mà trắc địa được chia ra nhiều chuyên ngành khác nhau. Ví dụ như:
- Trắc địa cao cấp.
- GIS (Hệ thống thông tin địa lý).
- Trắc địa viễn thám.
- Trắc địa công trình.
- Trắc địa bản đồ.
- …
Trong đó, trắc địa công trình là một trong những chuyên ngành được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Vậy Trắc địa công trình là gì?
“Trắc địa công trình là ứng dụng của lĩnh vực trắc địa trong xây dựng công trình. Ở lĩnh vực này, trắc địa có vai trò là nghiên cứu các phương pháp, phương tiện phục vụ cho công tác thiết kế, thi công xây dựng và theo dõi biến dạng công trình”.
Sự phát triển không ngừng của các thiết bị trắc địa như hiện nay đã giúp cho lĩnh vực này ngày càng phát triển. Ứng dụng ngày càng nhiều, đã càng cho thấy được tầm quan trọng của trắc địa công trình trong mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể như thế nào?
Trắc địa công trình có vai trò quan trọng như thế nào?
Công tác trắc địa công trình tham gia vào rất nhiều hạng mục công trình khác nhau, từ dân dụng, công nghiệp đến các công trình quốc gia. Cụ thể, vai trò quan trọng của trắc địa công trình được thể hiện qua:
– Giúp bố trí công trình theo nội dung thiết kế một cách chính xác
Bố trí công trình là công tác trắc địa được thực hiện trên bề mặt Trái Đất, nhằm xác định vị trí mặt bằng và độ cao của các điểm, các đường thẳng hoặc các mặt phẳng đặc trưng của công trình xây dựng dựa theo thiết kế.
Bố trí công trình là bước đầu tiên của công tác ngoài thực địa, đóng vai trò quyết định đối với tính chính xác của công trình thi công. Do đó mà độ chính xác của công tác bố trí công trình cũng thường yêu cầu cao hơn về độ chính xác đo góc, đo dài giữa các điểm đánh dấu ngoài thực địa.
Hình 2. Trắc địa công trình giúp công tác bố trí công trình từ thiết kế ra thực địa một cách chính xác.
Công tác bố trí thường bao gồm:
- Bố trí các yếu tố cơ bản: Góc bằng theo thiết kế, đoạn thẳng theo thiết kế, điểm và độ cao thiết kế, đường thẳng thiết kế, mặt phẳng thiết kế.
- Bố trí chi tiết công trình: Bố trí các điểm đặc trưng của công trình, sử dụng một trong các phương pháp tọa độ cực, tọa độ vuông góc hoặc phương pháp giao hội.
– Hỗ trợ thi công công trình cầu đường hiệu quả
Trong lĩnh vực cầu đường, trắc địa công trình hỗ trợ hiệu quả trong khảo sát thiết kế tuyến đường, bao gồm cả các khảo sát sơ bộ như chiều dài tuyến hay các điểm tuyến cố định… đến các khảo sát chi tiết như định vị tuyến tối ưu đã được phê duyệt, đo đạc và thu thập các số liệu ngoài công trình phục vụ cho công tác thiết kế kỹ thuật theo tuyến…
Thêm vào đó, trên các tuyến đường thực địa thường bị cản trở bởi nhiều địa hình địa vật nên phải đổi hướng ở nhiều đoạn. Do đó, công tác trắc địa công trình trong lĩnh vực cầu đường đóng vai trò quan trọng trong việc bố trí đường cong nối giữa các đoạn đường thẳng khác hướng, nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông di chuyển trên các đoạn đường đó.
Hình 3. Trắc địa công trình đóng vai trò quan trọng trong thi công công trình cầu đường.
Bên cạnh bố trí đường cong, trắc địa công trình còn góp phần vào công tác bố trí mặt cắt ngang thi công mà nội dung chính là đánh dấu trên thực địa vị trí mặt bằng và độ cao các điểm đặc trưng của mặt cắt như: Tim đường, mép đường, rãnh thoát nước…
Trắc địa công trình còn hỗ trợ hiệu quả cho công tác xây dựng các công trình cầu vượt như: Xác định khoảng vượt, đo vẽ bình đồ địa hình nơi xây dựng cầu, đo vẽ trắc dọc – trắc ngang địa hình theo hướng tim cầu; Bố trí trục dọc cầu; Kiểm tra vị trí, kích thước, khoảng cách, đo vẽ hoàn công…
– Tính toán xây dựng lưới, san lấp công trình dân dụng và công nghiệp
Trắc địa công trình được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp như chung cư, cao ốc văn phòng, nhà cao tầng, các công trình cộng đồng…Nó đóng vai trò quan trọng trong xây dựng lưới, tính toán khối lượng san lấp… của các công trình này, cụ thể như:
- Công tác trắc địa trong xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp: Bao gồm định vị công trình; kiểm tra móng, cột, dựng cột…
- Công tác trắc địa trong xây dựng nhà cao tầng: Bao gồm chuyển trục; chuyển độ cao lên tầng…
– Khảo sát, thi công, quản lý công trình thủy lợi, thủy điện
Trong xây dựng các công trình thủy lợi hay thủy điện, công tác trắc địa là yếu tố cần thiết cho cả 3 giai đoạn: Khảo sát thiết kế, thi công, quản lý và khai thác sử dụng công trình sau thi công.
- Trong giai đoạn khảo sát thiết kế, công tác trắc địa cung cấp các bản đồ và mặt cắt địa hình cho các bộ phận chuyên môn theo từng giai đoạn khảo sát cụ thể.
- Trong giai đoạn thi công, tùy vào tiến độ xây dựng của công trình, công tác trắc địa giúp thực hiện việc hạch toán số liệu và bố trí công trình theo đúng thiết kế đưa ra.
- Trong giai đoạn quản lý và khai thác sử dụng công trình thủy điện, thủy lợi, công tác trắc địa tiếp tục quan trắc biến dạng công trình cho đến khi công trình hoạt động ổn định.
Hình 4. Công tác trắc địa công trình góp mặt vào toàn bộ quá trình khảo sát, thi công, quản lý công trình thủy lợi, thủy điện.
– Thực hiện đo hoàn công và quan trắc biến dạng công trình
Mục đích của đo vẽ hoàn công là xác định độ chính xác khi chuyển thiết kế ra công trình thực địa với mục tiêu đảm bảo rằng công trình thực địa đảm bảo được những độ lệch cho phép trong quá trình xây dựng. Lúc này, trắc địa công trình đóng vai trò quyết định xem chất lượng của công trình có đảm bảo được yêu cầu và được nghiệm thu hay không.
Bên cạnh đó, trắc địa công trình còn đóng góp hiệu quả vào công tác quan trắc biến dạng công trình. Nó sẽ cho biết rằng qua quá trình thi công và sử dụng, công trình có bị biến dạng so với trạng thái ban đầu hay không. Vì thế, quan trắc biến dạng rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng xây dựng, theo dõi độ an toàn của công trình và phát hiện những sự cố để khắc phục kịp thời, tránh gây mất mát lớn về người và tài sản.
Có thể thấy rằng, trắc địa công trình góp mặt vào nhiều khía cạnh của đời sống và có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Cũng chính vì thế mà công tác trắc địa công trình yêu cầu độ chính xác cao, đòi hỏi kỹ sư cần có kinh nghiệm chuyên môn nhất định và thiết bị có độ chính xác, độ bền đáp ứng được yêu cầu công việc. Để được tư vấn chi tiết hơn về các thiết bị phục vụ công tác trắc địa công trình chất lượng, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
Nguồn tham khảo: Giáo trình Trắc Địa, Lê Văn Định, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, 2006
>>> Xem thêm: Giải pháp quan trắc công trình của Trimble
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/ – https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtydathop