Tầng địa chất là khái niệm cơ bản trong địa chất học và đứt gãy tầng địa chất là một quá trình địa chất quan trọng. Tầng địa chất và hiện tượng đứt gãy tầng địa chất không chỉ liên quan đến sự hình thành và phát triển của các loại đá mà còn ảnh hưởng đến nhiều hiện tượng tự nhiên. Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết hơn về tầng địa chất và hiện tượng đứt gãy tầng địa chất trong bài viết dưới đây!

Tầng địa chất là gì?

– Địa chất là gì?

Địa chất là ngành khoa học về nghiên cứu đất đai, những thành phần của đất, tầng đất cũng như các hiện tượng tự nhiên xảy ra ở đất liền. Ngoài ra, lĩnh vực địa chất cũng tập trung vào việc nghiên cứu Trái Đất và phần tử cấu thành Trái Đất như đá, đất, khoáng sản và các tầng đất; các quá trình, hiện tượng tự nhiên diễn ra bên trong lòng đất.

Có thể nói rằng, địa chất là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều quy luật về vật lý, địa lý, hóa học, sinh học khác nhau. Để tìm hiểu về địa chất, người ta có thể sử dụng các công cụ, kỹ thuật và công nghệ khác nhau từ quan sát, thực nghiệm cho đến tính toán.

– Tầng địa chất là gì?

Trong lĩnh vực địa chất học và một số ngành khoa học có liên quan, một tầng địa chất chỉ một lớp đất hay lớp đá có điểm đặc trưng nhất nhất quán nội tại, đồng thời có thể phân biệt được với các lớp cạnh kề. Mỗi một tầng địa chất nói chung sẽ thuộc trong nhiều lớp song song nằm chồng lên nhau, được trầm lắng xuống do sức mạnh từ tự nhiên.

Tầng địa chất có thể trải dài lên đến hàng trăm nghìn kilomet bề mặt Trái Đất. Thông thường, các tầng địa chất được phân biệt với các dải màu sắc khác nhau hay cấu tạo vật chất với cấu trúc khác nhau được lộ thiên tại các vách núi, mỏ đá, đoạn cứt bên đường hay bờ sông.
Một số dải tầng địa chất riêng biệt có thể có độ dày từ vài mm cho đến hàng km. Với mỗi dải sẽ đại diện cho một phương thức cụ thể của hiện tượng lắng đọng – phù sa tại sông, các đầm lầy chứa than, cát bãi biển, cồn cát hay kể cả các lớp dung nham,.v.v….

Tìm hiểu về hiện tượng đứt gãy tầng địa chất

– Hiện tượng đứt gãy tầng địa chất là gì?

Đứt gãy tầng địa chất còn được gọi theo cách khác là biến vị, đoạn tầng hay phay. Hiện tượng đứt gãy tầng địa chất có liên quan đến quá trình kiến tạo ở bên trong của vỏ Trái Đất và thường xảy ra tại những khu vực có điều kiện địa chất không ổn định.

Hiện tượng đứt gãy tầng địa chất có thể được phân chia làm nhiều loại như đứt gãy nghịch, đứt gãy thuận, đứt gãy ngang,…

Tầng địa chất là gì? Hiện tượng đứt gãy tầng địa chất

Mô hình một số loại đứt gãy tầng địa chất.

– Hiện tượng đứt gãy tầng địa chất có thể gây ra những thiệt hại gì?

Trong Quyết định 264/2006/QĐ-TTg, tại Điều 2 về Quy chế báo tin động đất cảnh báo sóng thần có đề cập như sau: “Động đất (còn gọi là địa chấn) là sự rung động mặt đất, gây ra bởi các dịch chuyển đột ngột của các địa khối theo các đứt gãy địa chất trong lòng đất (gọi là động đất kiến tạo), các vụ nổ núi lửa (gọi là động đất núi lửa), các vụ sụp đổ hang động, các vụ trượt lở đất, thiên thạch và các vụ nổ nhân tạo.”.

Theo Điều 3 của Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020), động đất là một trong những thiên tai có khả năng gây ra thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội.

Bên cạnh đó, theo khoản 33 Điều 5 của Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, động đất được định nghĩa là sự rung động của mặt đất do sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn. Nguyên nhân chính gây ra động đất thường là do vỡ các đứt gãy tầng địa chất, nhưng cũng có thể do các sự kiện khác như hoạt động núi lửa, lở đất, vụ nổ mìn, và thử nghiệm hạt nhân.

Tầng địa chất là gì? Hiện tượng đứt gãy tầng địa chất

Các vết đứt gãy tầng địa chất là nguyên nhân chính gây ra động đất hay núi lửa, lở đất,…

Tại Phụ lục VIII kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, tác động của động đất được nêu cụ thể như sau:

  • Cường độ động đất cấp X: Gây phá hủy hoàn toàn nhà cửa. Nhiều ngôi nhà kiểu C bị hư hại ở mức độ 4, một số ít ở mức độ 5; nhiều nhà kiểu B hư hại mức 5, và hầu hết nhà kiểu A cũng bị hư hại tương tự. Các công trình như đê, đập và cầu đều bị hư hại nghiêm trọng. Đường sắt có thể bị cong nhẹ, trong khi ống dẫn ngầm có thể bị cong hoặc gãy. Lớp đá và nhựa đường tạo thành bề mặt lượn sóng.
  • Nền đất có thể bị nứt với độ rộng từ vài cm đến 1 mét, và dọc theo các dòng chảy xuất hiện những đứt gãy rộng. Lở đá có thể xảy ra từ sườn dốc đứng, kèm theo khả năng xảy ra trượt đất lớn ở bờ sông và bờ biển dốc. Nước có thể tràn ra khỏi kênh, hồ, sông, tạo thành những hồ mới.

Từ đó, có thể thấy rằng khi có hiện tượng đứt gãy tầng địa chất xảy ra thì sẽ dẫn đến nguy cơ sạt lở đất đá, gây nguy hiểm và thiệt hại cho cả người và của.

Hy vọng thông qua bài viết trên, Đất Hợp đã giúp quý bạn đọc hiểu thêm về tầng địa chất và hiện tượng đứt gãy tầng địa chất. Ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

>>> Xem thêm: Ứng dụng Sonar quét sườn trong điều tra địa chất, khoáng sản biển