Thiết bị đo mực nước (triều ký) tự ghi là thiết bị hữu ích, cung cấp dữ liệu trong nhiều lĩnh vực, ứng dụng khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là các thiết bị đo mực nước sử dụng một trong 2 loại cảm biển là cảm biến áp suất và cảm biến radar. Vậy giữa thiết bị đo mực nước sử dụng cảm biến áp suất và cảm biến radar sẽ có điểm khác biệt gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Thiết bị đo mực nước (triều ký) tự ghi là gì ?
Thiết bị đo mực nước tự ghi là công cụ rất hữu ích để theo dõi mực nước tại các khu vực sông, hồ, biển,… Thiết bị được dùng để cung cấp dữ liệu có giá trị cho nhiều lĩnh vực, ứng dụng khác nhau như giám sát ven biển, điều hướng (phương tiện thủy), thủy văn và phòng chống lũ lụt.
Thông thường, các thiết bị đo mực nước sử dụng 2 loại cảm biến phổ biến nhất là cảm biến áp suất và cảm biến radar. Nhìn chung, thiết bị đo mực nước sử dụng mỗi loại cảm biến đều có ưu và nhược điểm khác nhau.
>>> Xem thêm: Phương pháp đo mực nước sử dụng Thiết bị triều ký tự ghi
Tìm hiểu chung về thiết bị đo mực nước sử dụng cảm biến áp suất và radar
– Thiết bị đo mực nước sử dụng cảm biến áp suất
Các loại thiết bị đo mực nước sử dụng cảm biến áp suất như Valeport Tidemaster, Solinst Water Level Logger,… là các thiết bị cung cấp giải pháp đo mực nước với chi phí thấp. Các loại thiết bị này mang lại độ chính xác cao, có thể đạt đến 1cm. Nguyên lý hoạt động của các thiết bị này rất đơn giản, chúng đo áp suất của cột nước phía trên cảm biến (hoặc đo áp suất tuyệt đối, bao gồm cả áp suất của khí quyển). Bằng cách lấy số liệu áp suất trung bình trong khoảng thời gian dài, chúng ta sẽ lấy được dữ liệu mực thủy triều chính xác.
Tuy nhiên, một thách thức đối với thiết bị ghi thủy triều sử dụng loại cảm biến áp suất là tại các khu vực có sóng lớn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thu thập số liệu do các thay đổi về độ cao cột nước trong thời gian thiết bị lấy mẫu đo. Hơn nữa, các thiết bị loại này có thể yêu cầu sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng lắp đặt phù hợp để đặt thiết bị đo, đặc biệt là ở các vị trí bãi biển lộ thiên (không có công trình). Xem thêm: 3 nhóm thiết bị đo sóng, ưu nhược điểm và ứng dụng cụ thể>>>
– Thiết bị đo mực nước sử dụng cảm biến radar
Mặt khác, các thiết bị đo thủy triều sử dụng cảm biến radar cung cấp phương pháp đo không tiếp xúc với môi trường nước. Các thiết bị loại này có thể kể đến là Valeport Tidemaster kết hợp với radar VRS-20 hoặc cảm biến radar Vegapuls C23 kết hợp với các thiết bị ghi dữ liệu bất kì.
Các thiết bị sử dụng cảm biến radar hoạt động bằng cách phát sóng vô tuyến về phía mặt nước và đo thời gian để sóng phản xạ trở lại. Khoảng cách được tính toán bởi cảm biến radar sau đó được chuyển thành tín hiệu số và được bộ ghi dữ liệu áp dụng các phép tính chuyển dịch theo các mốc cao độ nhập trước vào thiết bị để cho kết quả cuối cùng là mức thủy triều so với mốc.
Một trong những ưu điểm chính của cảm biến radar là chúng đòi hỏi ít hoặc không cần bảo trì trong thời gian dài. Cảm biến radar cũng không bị ảnh hưởng bởi sóng khiến cảm biến radar chính xác hơn ở những khu vực biển, nơi mật độ di chuyển của tàu thuyền cao, hoạt động của sóng mạnh. Tuy nhiên, cảm biến radar thường có giá trị cao hơn so với cảm biến áp suất.
So sánh thiết bị đo mực nước sử dụng cảm biến áp suất và cảm biến radar
Hạng mục | Thiết bị đo mực nước sử dụng cảm biến áp suất | Thiết bị đo mực nước sử dụng cảm biến radar |
---|---|---|
Nguyên lý hoạt động | Thiết bị đo áp suất của cột nước phía trên cảm biến (hoặc đo áp suất tuyệt đối, bao gồm cả áp suất của khí quyển). Bằng cách lấy số liệu áp suất trung bình trong khoảng thời gian dài, chúng ta sẽ lấy được dữ liệu mực thủy triều chính xác. | Phát sóng vô tuyến về phía mặt nước và đo thời gian để sóng phản xạ trở lại. Khoảng cách được tính toán bởi cảm biến radar sau đó được chuyển thành tín hiệu số và được bộ ghi dữ liệu áp dụng các phép tính chuyển dịch theo các mốc cao độ nhập trước vào thiết bị để cho kết quả cuối cùng là mức thủy triều so với mốc. |
Ưu điểm | Mang lại độ chính xác cao, có thể đạt đến 1cm. |
|
Nhược điểm |
|
Giá trị cao hơn so với cảm biến áp suất. |
Tóm lại, cả 2 loại thiết bị đo mực nước sử dụng cảm biến áp suất hay sử dụng cảm biến radar đều có điểm mạnh và yếu riêng. Việc lựa chọn giữa 2 thiết bị này phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm ngân sách, điều kiện môi trường nơi lắp đặt và các yêu cầu cụ thể của dự án giám sát. Điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố này để chọn thiết bị ghi thủy triều phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn.
Để được tư vấn về các thiết bị đo mực nước, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125. Đất Hợp luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
>>> Xem thêm: 3 dòng máy đo mực nước phổ biến hiện nay!