Máy đo mực nước là thiết bị có tính ứng dụng cao trong công tác khảo sát, đo đạc biển. Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng máy đo mực nước với phương pháp sử dụng cảm biến khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Đất Hợp sẽ giới thiệu về 3 dòng máy đo mực nước đang được sử dụng phổ biến.

Sơ lược về máy đo mực nước

Máy đo mực nước (hay còn được gọi là triều ký tự ghi) là thiết bị dùng để đo sự chuyển động lên xuống của mực nước tại sông, biển, hồ,… Nói cách khác, máy đo mực nước là thiết bị đo sự thay đổi của mực nước so với độ cao địa hình tại điểm cần đo đạc.

Máy đo mực nước được ứng dụng trong các công việc như:

  • Phục vụ trong công tác đo sâu cho những công trình xây dựng biển như cảng hoặc hỗ trợ cho công tác nạo vét.
  • Sử dụng trong quan trắc thủy triều, phục vụ công tác quản lý, hồ, đập thủy điện, thủy văn hay cầu cảng,…
  • Hỗ trợ công tác khảo sát địa hình đáy biển, đáy sông,..

Hiện nay, các máy đo mực nước chủ yếu sử dụng 2 phương pháp đo mực nước bao gồm phương pháp đo mực nước bằng cảm biến radar và phương pháp đo mực nước bằng cảm biến áp suất. Cụ thể như sau:

  • Phương pháp đo mực nước bằng cảm biến radar: Phương pháp này là cách đo mực nước mà không cần phải tiếp xúc với nước. Trong quá trình đo, cảm biến radar sẽ phát đi tín hiệu sóng radar đến mực chất lỏng cần đo, lúc này chất lỏng gặp sóng radar rồi phản xạ lại cảm biến. Lúc này, cảm biến đóng vai trò là bộ thu nhận sóng radar.
  • Phương pháp đo mực nước bằng cảm biến áp suất: Phương pháp này sử dụng cảm biến áp suất tiếp xúc trực tiếp với nước để đo. Nguyên lý của phương pháp này chính là dựa vào áp lực của cột nước tác động lên cảm biến áp suất. Tiếp đó dựa vào các công thức để tính toán được chiều cao của mực nước tương ứng với áp lực mà cảm biến đo được.

3 dòng máy đo mực nước phổ biến hiện nay!

– Máy đo mực nước cảm biến áp suất TideMaster Portable

Máy đo mực nước cảm biến áp suất TideMaster Portable cung cấp khả năng đo trong range đo 10 mét độ sâu với độ chính xác ±0.1%.

3 dòng máy đo mực nước phổ biến hiện nay!

Máy đo mực nước cảm biến áp suất TideMaster Portable.

Ưu điểm của TideMaster Portable:

  • Dễ dàng triển khai và sử dụng ngắn hạn hoặc dài hạn.
  • Dễ dàng lắp đặt và di chuyển.
  • Số liệu chính xác liên tục.
  • Hiển thị trực tiếp số liệu lên bộ thu.
  • Có chế độ burst để đo liên tục và lấy giá trị trung bình để triệt tiêu sóng.

Nhược điểm của TideMaster Portable:

  • Tiếp xúc trực tiếp với nước nên khả năng bảo trì cao.
  • Không dùng cho vùng nước chảy xiết.

– Máy đo mực nước cảm biến radar TideMaster VRS20

Máy đo mực nước cảm biến radar TideMaster VRS20 cung cấp khả năng hoạt động trong range đo từ 0.8 – 20 mét với độ chính xác ±10mm.

3 dòng máy đo mực nước phổ biến hiện nay!

Máy đo mực nước cảm biến radar TideMaster VRS20.

Ưu điểm của Tide Master VRS20:

  • Phương pháp đo không tiếp xúc với nước nên dễ bảo quản, không cần bảo trì cảm biến.
  • Dễ dàng lắp đặt và di chuyển.
  • Số liệu chính xác và liên tục.
  • Màn hình hiển thị số liệu trực quan.

Nhược điểm của Tide Master VRS20:

  • Chi phí đầu tư tương đối cao.
  • Khu vực lắp đặt phải có vị trí để treo cảm biến.
  • Phía dưới cảm biến phải thông thoáng, không bị che khuất.

– Máy đo mực nước cảm biến áp suất Level Logger 3001

Máy đo mực nước cảm biến áp suất Level Logger 3001 cung cấp khả năng đo mực nước với độ chính xác lên đến ±0.05%.

3 dòng máy đo mực nước phổ biến hiện nay!

Máy đo mực nước cảm biến áp suất Level Logger 3001.

Ưu điểm của Level Logger 3001:

  • Chi phí đầu tư thấp.
  • Dễ dàng lắp đặt và di chuyển.

Nhược điểm của Level Logger 3001:

  • Khu vực đo có sóng phải tiến hành che chắn để không bị sóng ảnh hưởng.
  • Không hiển thị số liệu trực tiếp.
  • Không có chế độ burst cho đọc liên tục.

3 dòng máy đo mực nước trên hiện đang được cung cấp tại Đất Hợp. Để được tư vấn cụ thể hơn về từng dòng sản phẩm và lựa chọn được thiết bị phù hợp cho công việc và nhu cầu của quý khách, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: Những công việc nào cần sử dụng máy đo sâu hồi âm?