Cụm từ “số hóa bản đồ” đang rất được quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Chính phủ ban hành các quy định liên quan đến thực hiện chuyển đổi số.
Số hóa bản đồ là gì?
Số hóa bản đồ là quá trình chuyển đổi bản đồ từ dạng bản vẽ hay số liệu thành dạng có thể lưu trữ và quản lý bằng hệ thống máy tính.
Về cơ bản, có 2 cách để thực hiện số hóa bản đồ, đó là: Sử dụng bàn số và sử dụng máy quét 3D.
Đối với cách sử dụng bàn số (Digitizer), cách này tuy thực hiện không quá phức tạp nhưng lại mất khá nhiều thời gian do vẽ thủ công. Độ chính xác của phương pháp này ở mức thấp do phụ thuộc nhiều vào thao tác, tỷ lệ của bản đồ và độ phân giải của bản đồ sau khi được số hóa bị phụ thuộc vào thiết bị bàn số.
Đối với cách sử dụng máy quét 3D, cách này sử dụng máy quét 3D để quét lại hình ảnh bản đồ, sau đó xử dữ liệu để có thể đưa vào phần mềm GIS và sử dụng các chức năng của phần mềm này để định vị tọa độ các yếu tố của bản đồ và số hóa dữ liệu. Phương pháp này có thể khắc phục được các nhược điểm về độ chính xác của dữ liệu khi sử dụng bàn số nhưng yêu cầu nhiều về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng sử dụng phần mềm GIS.
Số hóa bản đồ góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số chung của quốc gia như thế nào?
Trong Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” có đề cập đến tầm nhìn năm 2030 “Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, phát triển ổn định và thịnh vượng, tiên phong trong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới…” Do đó, các hành động liên quan đến thực hiện chuyển đổi số rất được Chính phủ quan tâm, trong đó có “số hóa bản đồ”.
Thực hiện số hóa bản đồ mang lại nhiều lợi ích có thể kể đến như:
- Giúp nâng cao độ chính xác cho dữ liệu bản đồ: Ngay từ lúc thu thập dữ liệu để thành lập bản đồ, các thông tin được thu thập bằng máy, lưu trữ và trích xuất tự động giúp giảm thiểu đáng kể các sai số hoặc thiếu dữ liệu.
- Dễ dàng cập nhật thêm các thông tin mới: Đối với một bản đồ số hóa, dữ liệu bản đồ thường được chia ra thành từng lớp khác nhau, do đó, thao tác cập nhật khi có thêm lớp dữ liệu mới hoặc cần cập nhật lớp dữ liệu cũ cũng dễ dàng hơn.
- Dữ liệu bản đồ được số hóa có thể truy cập và tra cứu nhanh chóng: Với hệ thống bản đồ số được lưu trữ trên các trang điện tử, người dùng có thể truy cập nhanh chóng ở bất cứ đâu với thiết bị có kết nối internet. Hoặc khi cần tra cứu thông tin trên bản đồ cũng sẽ giảm bớt được rất nhiều thời gian cho các công đoạn thủ công.
- Cung cấp dữ liệu hữu ích cho quy hoạch và phát triển: Dữ liệu bản đồ được số hóa, ví dụ như bản đồ địa chính, sẽ là cơ sở để Nhà nước đưa ra các kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị hay phát triển cơ sở hạ tầng hiệu quả.
Có thể thấy rằng, với những ưu điểm mà bản đồ số mang lại sẽ giúp ích rất nhiều cho cả công tác quản lý của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp làm việc liên quan đến bản đồ và người có nhu cầu sử dụng bản đồ. Vì thế, “thực hiện số hóa bản đồ” là yêu cầu cần thiết phải thực hiện trong thời đại công nghệ số đang ngày càng phát triển và góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số chung của quốc gia.
Một số công nghệ được ứng dụng để lập bản đồ số
Để tiến đến mục tiêu chuyển đổi số chung của quốc gia, ngoài số hóa những bản đồ đã có theo 2 cách trên thì công tác lập bản đồ số cũng rất được quan tâm. Một số công nghệ được ứng dụng để thu thập dữ liệu và lập bản đồ số có thể kể đến như:
- Hệ thống thông tin địa lý (GIS): Đây là một nền tảng lớn và quan trọng để lưu trữ, hiển thị và phân tích dữ liệu trên nền tảng số.
- Công nghệ GNSS: Các thiết bị GNSS được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất để thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho công tác lập bản đồ số chính xác cao.
- Công nghệ UAV: Máy bay không người lái đang dần khẳng định hiệu quả của nó trong việc tiếp cận những khu vực khó khăn, thu thập dữ liệu từ trên cao để phục vụ cho lập bản đồ số.
- Công nghệ xử lý dữ liệu và lập bản đồ: Xử lý dữ liệu là bước quan trọng để hoàn tất quy trình thành lập bản đồ số. Để xử lý dữ liệu cần cả phần cứng (thường là máy tính) và phần mềm. Đối với phần mềm, sẽ có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là các phần mềm xử lý dữ liệu GIS.
Mặc dù số hóa bản đồ mang đến rất nhiều lợi ích nhưng cũng không phủ nhận rằng để một dự án số hóa bản đồ hay dự án lập bản đồ số thành công thì phải đối mặc với khá nhiều thách thức về chi phí đầu tư, nhân lực,…
Do đó, cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ công nghệ phù hợp với yêu cầu dự án. Đồng thời, song song đó cần đào tạo đội ngũ nhân viên có kỹ năng và kiến thức về công nghệ số hóa và quản lý dữ liệu để tận dụng được tối đa công nghệ.
Nếu bạn đang quan tâm đến công tác số hóa bản đồ cũng như đang có nhu cầu lập bản đồ số, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được giải đáp chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: 6 ứng dụng phổ biến của “Bản đồ số” trong đời sống