Ngày nay, ứng dụng công nghệ BIM – Mô hình thông tin công trình trong ngành xây dựng và quản lý vận hành đang phổ biến và rộng rãi. Mô hình BIM có thể được sử dụng xuyên suốt vòng đời của một dự án thiết kế và xây dựng. Scan 3D laser và BIM có mối liên kết sâu sắc với nhau trong vai trò tạo ra những mô hình xây dựng chi tiết, chính xác.

Mô hình thông tin công trình BIM – Building Information Modeling

Mô hình BIM như là kết quả của quy trình mô hình hóa mà theo đó mô hình thông tin công trình bao gồm dữ liệu thiết kế, xây dựng, bảo trì công trình và các thông tin liên quan. BIM có thể được sử dụng để diễn họa 3D, cho triển khai bản vẽ kỹ thuật thi công và gia công sản xuất, kiểm tra tiêu chuẩn, phân tích pháp lý, quản lý cơ sở hạ tầng, dự toán, tổ chức kỹ thuật thi công cũng như phát hiện xung đột va chạm.

Có thể nói mô hình BIM là bản nâng cấp cao cấp hơn nhiều so với những bản vẽ 2D, 3D truyền thống vì những tính năng ưu việt mà nó đem lại như:

  • Thông tin đầy đủ, trực quan.
  • Dễ dàng tương tác, cộng tác và cập nhật thông tin, tăng chất lượng thiết kế, giảm chi phí phát sinh, quản lý chất lượng, tiến độ, chi phí.
  • Tính bền vững công trình.
Liên kết giữa scan 3D laser và BIM để tạo ra mô hình xây dựng chi tiết

Mô hình BIM chứa đầy đủ thông tin vòng đời của một dự án.

Tại Việt Nam, lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng đã được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng. Từ năm 2023, việc áp dụng BIM là bắt buộc đối với các công trình cấp I, cấp đặc biệt của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công.

Mối liên kết giữa công nghệ Scan 3D laser và BIM

Mô hình BIM được thiết kế cho các công trình xây dựng mới, từ giai đoạn bắt đầu đến quản lý vận hành để đảm bảo tối ưu cho việc cộng tác thông tin có hệ thống và đồng bộ, quản lý tốt kế hoạch dự án, tối ưu chi phí, kiểm soát chất lượng và quản lý vận hành công trình sau khi hoàn thành.

Trong khi đó, đối với các dự án công trình hiện hữu, đã hoàn thành và đưa vào vận hành nhưng thông tin công trình không được quản lý chặt chẽ, chính xác, rời rạc hoặc nguồn tài liệu đã bị thất lạc, để triển khai công nghệ BIM đòi hỏi cần phải áp dụng một phương pháp tiếp cận mới để có thể triển khai giải pháp BIM một cách hiệu quả. Công nghệ đó được gọi là Scan to BIM hay còn gọi là Scan 3D laser to BIM – là sự liên kết giữa giải pháp Scan 3D laser và BIM.

Có thể giải thích công nghệ Scan to BIM một cách đơn giản như sau: Scan to BIM (Capture Existing Conditions) hay Mô phỏng hiện trạng sử dụng công nghệ 3D Laser Scanning để quét, chụp lại thực tế hiện trạng công trình dưới dạng đại diện kỹ thuật số độ chính sác cao (mô hình đám mây điểm 3D Point Cloud) sau đó sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như việc xây dựng mô hình BIM (số hóa BIM ngược), mô hình hồ sơ hiện trạng/ hoàn công công trình.

Liên kết giữa scan 3D laser và BIM để tạo ra mô hình xây dựng chi tiết

Dùng thiết bị Scan 3D laser để thu thập dữ liệu hiện trạng 3D Point Cloud phục vụ số hóa mô hình BIM hiện trạng công trình.

Từ dữ liệu đám mây điểm 3D Point Cloud chính xác, người dùng có thể áp dụng quy trình đã được đào tạo và các hệ sinh thái phần mềm để thực hiện số hóa lại chính xác toàn bộ hiện trạng công trình dưới dạng mô hình BIM chính xác và chi tiết.

Liên kết giữa scan 3D laser và BIM để tạo ra mô hình xây dựng chi tiết

Mô hình BIM và mô hình đám mây điểm kết hợp (Nguồn: PECC2 – Dự án Số hóa công trình trên nền tảng BIM – Sân phân phối 500kV Nhà máy điện Vĩnh Tân 4).

Có thể thấy rằng, chính nhờ mối liên kết chặt chẽ giữa Scan 3D laser và BIM trong quy trình Scan to BIM đã giúp nâng cao đáng kể hiệu quả của dự án xây dựng công trình. Để tìm hiểu thêm về Scan 3D laser và BIM cũng như các thiết bị Scan 3D laser phục vụ hiệu quả cho BIM, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 nhé!

>>> Xem thêm: Lợi ích của việc tích hợp scan 3D laser vào quy trình BIM