Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình do Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước ban hành cụ thể trong 96 TCN 42-90 (phần trong nhà) và 96TCN 43-90 (phần ngoài trời), áp dụng trong tất cả các cơ quan Đo đạc và Bản đồ thuộc các ngành từ Trung ương đến địa phương trên phạm vi cả nước có làm công tác đo vẽ bản đồ địa hình.

2 tiêu chuẩn ngành về Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình

1. 96 TCN 42-90 – Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10.000 và 1:25.000 (phần trong nhà)

Cần thực hiện tập hợp các công việc trong nhà trước khi tiến hành quá trình thành lập bản đồ địa hình các tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10.000 và 1:25.000 (viết tắt là 1:500 – 1:25.000) (phần trong nhà).

Các công việc trong nhà này (hay còn gọi là công việc nội nghiệp) là một phần của quy trình sản xuất bản đồ địa hình. Do đó, công nghệ/chỉ tiêu/quy định kỹ thuật/sai số được đề ra trong 96 TCN 42-90 – Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10.000 và 1:25.000 (phần trong nhà) đều dựa trên các nội dung được quy định trong 96TCN 43-90 – Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 (phần ngoài trời)Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 – 1:25.000 (phần ngoài trời) của Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước – Hà Nội 1977.

Thêm vào đó, các yếu tố liên quan đến trình bày bản đồ, cụ thể là khung bản đồ, nội dung bản đồ, các ghi chú ngoài khung (trừ phần giải thích ký hiệu và thước đo độ dốc) cần phải tuân thủ theo 96 TCN 31-91 – Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000 của Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước – Hà Nội 1991.

>>> Xem chi tiết toàn bộ nội dung: 96 TCN 42-90

2. 96TCN 43-90 – Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 (phần ngoài trời)

Trước khi tiến hành đo vẽ ngoài trời cần phải tiến hành khảo sát thực địa và thu thập các tư liệu, lập phương án kinh tế kỹ thuật (dựa theo Phục 1 của Tiêu chuẩn này). Có thể lập phương án kinh tế kỹ thuật cho toàn bộ công tác trắc địa và địa hình trên khu vực cần đo, hoặc lập phương án kinh tế kỹ thuật cho từng khâu, nhưng công việc trong quy trình công nghệ phải gọn từng bước. Phương án kinh tế kỹ thuật lập ra phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

Trong quá trình đo vẽ bản đồ địa hình ngoài trời, việc biểu thị các yếu tố ngoài thực địa lên bản đồ phải tuân theo 96 TCN 31-91 – Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10.000, 1:25.000 (hay viết tắt là “Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 – 1:25.000) do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước ban hành.

>>> Xem chi tiết toàn bộ nội dung: 96TCN 43-90

Có 2 phương pháp chính được sử dụng để đo vẽ bản đồ địa hình là:

  • Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa: Áp dụng cho các khu vực có diện tích nhỏ, hoặc dùng để phối với với phương pháp đo vẽ ảnh chụp (ở các vùng chụp sót hoặc các vùng bị khuất trong ảnh)
  • Phương pháp đo vẽ bằng ảnh chụp: Có 2 loại là đo vẽ ảnh chụp trên không – áp dụng đối với các khu vực rộng lớn, và đo vẽ ảnh chụp trên mặt đất – áp dụng đối với khu vực đồi trọc.

Một số thiết bị hỗ trợ công tác đo vẽ bản đồ địa hình ngoài trời hiệu quả

Để đo vẽ bản đồ địa hình, có nhiều thiết bị khác nhau có thể sử dụng. Việc lựa chọn thiết bị nào là phù hợp phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ:

1. Máy toàn đạc, máy thủy bình, máy định vị GPS RTK

Máy toàn đạc, máy thủy bình và máy định vị GPS RTK được sử dụng khi cần đo vẽ bản đồ địa hình có tỷ lệ 1:500 hoặc 1:1000. Áp dụng cho phương pháp đo vẽ địa hình trực tiếp.

[96TCN 43-90 & 96 TCN 42-90] Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình

Máy toàn đạc điện tử Trimble C5 được sử dụng để đo vẽ bản đồ địa hình.

[96TCN 43-90 & 96 TCN 42-90] Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình

Máy định vị GPS RTK được sử dụng để đo vẽ bản đồ địa hình.

Một số model máy tiêu biểu được dùng trong đo vẽ bản đồ địa hình là:

2. Máy bay không người lái

Máy bay không người lái (hay còn gọi là UAV/Drone) được sử dụng khi cần đo vẽ bản đồ địa hình có tỷ lệ từ 1:2000 trở lên. Áp dụng cho phương pháp đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp từ trên không.

[96TCN 43-90 & 96 TCN 42-90] Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình

Máy bay không người lái được sử dụng để đo vẽ bản đồ địa hình.

Một số model máy bay không người lái tiêu biểu được dùng trong đo vẽ bản đồ địa hình là: Mavic 3 Enterprise, Matrice 350 RTK.

Nếu quan tâm đến các thiết bị dùng để đo vẽ bản đồ địa hình, bạn hãy liên hệ ngay đến Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hoàn toàn miễn phí!

>>> Xem thêm: 2 phương pháp đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp