Trong những năm gần đây, các phương pháp đo ảnh ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công tác khảo sát, xây dựng và khai thác công trình. Bài viết dưới đây hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết hơn về đo ảnh cũng như 2 phương pháp đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp nhé!

Đo ảnh là gì?

Đo ảnh là một môn khoa học nghiên cứu các phương pháp xác định kích thước, hình dạng và vị trí không gian của đối tượng nào đó dựa theo các tấm ảnh.

Đo ảnh được ứng dụng rộng rãi trong đo đạc địa hình, trong xây dựng và kiến trúc, trong địa chất, lâm nghiệp, quốc phòng và y tế…

Có 2 phương pháp đo vẽ địa hình bằng ảnh là: Đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp từ trên không (sử dụng máy bay không người lái) và Đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp từ mặt đất (sử dụng máy kinh vĩ).

Đo ảnh là gì? 2 phương pháp đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp

Máy bay không người lái là thiết bị được dùng phổ biến trong phương pháp đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp từ trên không.

Nội dung tiếp theo đây, hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết hơn về 2 phương pháp đo vẽ địa hình bằng ảnh này nhé!

2 phương pháp đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp

– Đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp từ trên không:

Đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp từ trên không là phương pháp đo ảnh cơ bản để làm bản đồ nhà nước ở những khu vực rộng lớn. Với những thành tựu mà phương pháp này đã đạt được nó còn có thể được áp dụng để đo vẽ ở cả những khu vực tương đối không lớn lắm.

Đo ảnh là gì? 2 phương pháp đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp

Phương pháp đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp từ trên không phù hợp để thực hiện lập bản đồ cho những khu vực rộng lớn.

Sau khi có được các tấm ảnh hàng không (được chụp từ các thiết bị Drone/UAV – thiết bị bay không người lái), để biến chúng thành bình đồ và bản đồ, ta có thể sử dụng các phương pháp đo ảnh đơn và đo ảnh lập thể.

  • Phương pháp đo ảnh đơn dựa theo các tấm ảnh hàng không giúp xác định được hình dạng, kích thước của các đối tượng (phẳng) của các vùng trên mặt đất.
  • Phương pháp đo ảnh lập thể dựa theo các cặp ảnh hàng không có độ phủ lên nhau giúp xác định vị trí không gian, các điểm dáng đất của thực địa hay đối tượng nào đó.

Các tấm ảnh chụp được khi chụp ảnh hàng không đều là ảnh của thực địa trong hình chiếu xuyên tâm. Bình đồ của thực địa là hình chiếu vuông góc của các điểm mặt đất lên mặt phẳng nằm ngang.

Khi dáng đất của thực địa thay đổi rõ rệt hay là khi chụp ảnh mà trục quang học của máy ảnh bị nghiêng lệch đi thì tấm ảnh hàng không sẽ không cho ảnh giống như hình chiếu vuông góc của vùng thực địa tương ứng. Muốn loại trừ sự không phù hợp này, các tấm ảnh hàng không phải được biến đổi (nắn lại) bằng những thiết bị chuyên dụng. Sau đó, từ những tấm ảnh đã được nắn lại ta sẽ sử dụng để thành lập các bình đồ ảnh.

>>> Xem thêm: Lập bản đồ bằng công nghệ LiDAR UAV có thể chính xác đến mức nào?

– Đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp từ mặt đất:

Đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp từ mặt đất được áp dụng ở những vùng không lớn lắm và có hình dạng rõ rệt của dáng đất. Việc áp dụng phương pháp này cho phép giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề trong công trình.

Việc đo vẽ địa hình bằng ảnh chụp từ mặt đất được tiến hành bằng dụng cụ chuyên môn là máy chụp ảnh kinh vĩ, nó là máy kinh vĩ khối hợp với máy ảnh hoặc là gắn liền với nhau, hoặc có thể tách rời nhau.

Máy chụp ảnh kinh vĩ được dùng để chụp ảnh thực địa, cũng như dùng để đo các góc đứng, góc bằng nhằm mục đích xác định tọa độ trắc địa của trạm đặt máy chụp ảnh kinh vĩ. Muốn xác định vị trí không gian của các vật thể được chụp thì cần phải chụp ảnh ít nhất từ 2 trạm. Khoảng cách giữa các trạm (cạnh đáy chụp ảnh) và hiệu các độ cao của chúng cần phải biết trước.

Trong những năm gần đây, các phương pháp đo ảnh ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công tác khảo sát, xây dựng và khai thác công trình, đặc biệt là phương pháp đo ảnh hàng không, vì tính tiện lợi cũng như hiệu quả công việc và chi phí mà nó mang lại. Để được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp phục vụ đo ảnh hàng không, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 nhé!

Nguồn tham khảo: Sách Trắc địa đại cương, PGS.TS. Phạm Văn Chuyên

>>> Xem thêm: Xu hướng kết hợp LiDAR và Photogrammetry trong giải pháp xử lý ảnh