Quan trắc công trình ngày càng được coi trọng hơn do chúng đã được quy định bắt buộc đối với những dự án nhất định, quy mô lớn. Để tìm hiểu chi tiết hơn về quan trắc công trình và các phương pháp được sử dụng trong quan trắc, hãy cùng Đất Hợp theo dõi bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về quan trắc và quan trắc công trình

– Quan trắc là gì?

Quan trắc là quan sát, theo dõi các sự thay đổi về hiện tượng, chỉ số để đưa ra các phân tích, đánh giá và phục vụ cho các mục đích nhất định. Một trong những mục đích quan trắc hiện nay, có liên hệ tới lĩnh vực trắc địa, là quan trắc công trình. Khái niệm này và khái niệm quan trắc môi trường là hoàn toàn khác nhau, cần phân biệt rõ để hiểu và ứng dụng vào đúng mục đích công việc.

– Quan trắc công trình là gì?

Khoản 7, Điều 2, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP định nghĩa khái niệm “Quan trắc công trình” như sau:

“Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.”

Thực hiện công tác quan trắc bằng các thiết bị tân tiến Trimble S7 và Trimble TSC7.

Hình 1. Thực hiện công tác quan trắc bằng các thiết bị tân tiến Trimble S7Trimble TSC7.

Nói đơn giản, quan trắc công trình là một quá trình làm việc, bao gồm nhiều công tác khác nhau như theo dõi, đo đạc, ghi lại các sự thay đổi, biến dạng, chuyển dịch vị trí hay độ cao, v.v. của công trình trong nhiều thời điểm khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định, ngắn hạn hoặc kéo dài tùy thuộc vào tính chất của công trình, qua đó thu được các thông số tương đối phục vụ cho nhiều mục đích làm việc.

Các trường hợp phải thực hiện quan trắc công trình để phục vụ công tác bảo trì được quy định trong Khoản 6, Nghị định 06/2020/NĐ-CP bao gồm:

  • Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa.
  • Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình.
  • Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng.

Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng.

Phương pháp nào được sử dụng trong quan trắc công trình?

Các phương pháp quan trắc công trình phổ biến bao gồm: Quan trắc lún, quan trắc nghiêng hoặc quan trắc chuyển vị ngang. Cụ thể:

– Quan trắc lún

  • Quan trắc lún là phương pháp kiểm tra, xác định độ lún bằng các thông số liên quan đến độ lún của công trình như độ lệch hay tốc độ lún. Từ đó so sánh với giới hạn lún đã được tính toán trong thi công xây dựng.
  • Đánh giá tình trạng, hiện trạng, độ khả thi của nền móng công trình.
  • Xác định giá trị chuyển dịch trung bình của công trình để đánh giá giá trị trong khoảng cho phép tương ứng.

Công tác quan trắc tại Nhà thờ Sagrada Familia, Barcelona, Tây Ban Nha.

Hình 2. Công tác quan trắc tại Nhà thờ Sagrada Familia, Barcelona, Tây Ban Nha.

Các công trình bắt đầu xuất hiện nguy cơ hoặc dấu hiệu bất thường như nứt, nghiêng, lún, v.v. cần phải được quan trắc kịp thời. Các hệ kết cấu chịu lực cần phải được kiếm tra toàn diện để giảm thiểu tối đa các khả năng hư hỏng, gây sụp đổ công trình. Nội dung của quá trình quan trắc công trình bao gồm:

  • Các vị trí quan trắc.
  • Thông số quan trắc.
  • Thời gian quan trắc.
  • Số lượng chu kỳ đo.
  • Giá trị giới hạn ..v..v..

Các phương pháp quan trắc lún phổ biến:

Khi tiến hành công tác quan trắc lún cho các dự án nhà hoặc công trình, có thể sử dụng các phương pháp sau:

  • Phương pháp đo cao hình học.
  • Phương pháp đo cao lượng giác.
  • Phương pháp đo cao thủy tĩnh.
  • Phương pháp chụp ảnh.

– Quan trắc chuyển vị ngang

Phương pháp quan trắc lún phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay là phương pháp đo cao hình học. Ngoài các phương pháp đã liệt kê, để thực hiện các công tác đo chuyển dịch ngang, cần kết hợp một số phương pháp bổ sung như:

  • Phương pháp hướng chuẩn.
  • Phương pháp đo góc cạnh.
  • Phương pháp giao hội góc, giao hội cạnh hoặc giao hội góc-cạnh.
  • Phương pháp tam giác.
  • Phương pháp đường chuyền đa giác.

Phương pháp giao hội bằng máy toàn đạc.

Hình 3. Phương pháp giao hội bằng máy toàn đạc.

– Quan trắc nghiêng

Tùy theo điều kiện cụ thể của khu vực thực hiện dự án quan trắc, chiều cao của công trình và độ chính xác cần thiết, có thể lựa chọn các phương pháp đo độ nghiêng sau đây:

  • Phương pháp tọa độ.
  • Phương pháp đo góc ngang.
  • Phương pháp đo góc nhỏ.
  • Phương pháp chiếu đứng.
  • Phương pháp đo khoảng thiên đỉnh nhỏ.

Quan trắc biến dạng công trình có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với một dự án xây dựng sau khi hoàn tất thi công và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Hiện trạng của công trình và các số liệu quan trắc là yếu tố chứng minh khả năng hoạt động ổn định của các kết cấu công trình khi đưa vào sử dụng, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn cho toàn bộ dự án.

Để tìm hiểu thêm về các phương pháp quan trắc công trình cũng như các thiết bị đo đạc được dùng trong giải pháp quan trắc, hãy liên hệ đến HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Giải pháp quan trắc 24/7 của Trimble (Trimble Monitoring) gồm những gì?

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DatHopCompany