Hải đồ là một khái niệm quen thuộc và có tầm quan trọng nhất định trong công tác khảo sát và đo đạc biển. Vậy cụ thể hải đồ là gì? Hoạt động đo đạc, thành lập hải đồ sẽ bao gồm những nội dung cụ thể gì? Đo đạc và thành lập hải đồ có cần phải xin giấy phép? Đó là những điều cơ bản cần biết về hải đồ và sẽ được Đất Hợp đề cập đến trong bài viết dưới đây!

Hải đồ là gì?

Dựa trên khoản 21 thuộc Điều 3 của Luật Đo đạc và bản đồ 2018, định nghĩa hải đồ được nêu như sau: Hải đồ là một loại bản đồ, trên đó thể hiện nội dung về độ sâu đáy biển, địa danh, địa vật và cũng như các thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải và các hoạt động trên biển khác.

Những điều cần biết khi đo đạc, thành lập hải đồ

Hải đồ thể hiện độ sâu đáy biển, địa danh, địa vật và những thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải cũng như các hoạt động khác trên biển.

Hải đồ sẽ được thành lập để phục vụ cho các vùng biển, vùng nước cảng biển và luồng, cũng như tuyến lưu thông hàng hải.

Cụ thể nhiệm vụ của các đơn vị trong hoạt động đo đạc và thành lập hải đồ như sau:

  • Bộ Quốc phòng đảm nhận nhiệm vụ tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng biển Việt Nam và khu vực liền kề.
  • Bộ Giao thông vận tải đảm nhận nhiệm vụ tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ cho khu vực vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải.
  • Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan có nhiệm vụ tham gia đo đạc và thành lập hải đồ dựa theo sự phân công của Chính phủ.

Hoạt động đo đạc, thành lập hải đồ bao gồm những nội dung gì?

Những nội dung thuộc hoạt động đo đạc và thành lập hải đồ được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 27 của Luật Đo đạc và bản đồ 2018. Cụ thể như sau:

  • Hoạt động đo đạc và thành lập hải đồ bao gồm việc cập nhật tọa độ, độ sâu đáy biển, cũng như các đối tượng địa lý dưới đáy biển, trên mặt biển hay kể cả trong lòng biển;
  • Hoạt động đo đạc và thành lập hải đồ sẽ thu thập và cập nhật dữ liệu, thông tin liên quan đến các đối tượng địa lý dưới đáy biển, trên mặt biển và trong lòng biển;
  • Và một số nội dung liên quan đến thành lập và cập nhật hải đồ, hay xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu trên hải đồ.

Ngoài ra, hoạt động đo đạc và thành lập hải đồ cần phải được thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia và đảm bảo phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đo đạc và thành lập hải đồ có cần phải xin giấy phép?

Về bản chất, hải đồ là một loại bản đồ. Cùng với đó, danh mục những hoạt động đo đạc và bản đồ cần phải xin giấy giấy đã được quy định cụ thể tại khoản 12 Điều 29 Nghị định 27/2019/NĐ-CP, đã được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 136/2021/NĐ-CP. Trong đó quy định cụ thể đo đạc và thành lập hải đồ cần phải có giấy phép.

Ngoài ra, một số hoạt động liên quan khác cũng cần phải xin giấy phép đo đạc và bản đồ được đề cập cụ thể như:

  • Lập dự án, đề án, thiết kế kỹ thuật và dự toán phục vụ cho nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản cũng như bản đồ chuyên ngành.
  • Kiểm tra chất lượng của các sản phẩm đo đạc và bản đồ từ cơ bản cho đến chuyên ngành.
  • Xây dựng hệ thống mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia và những cơ sở chuyên ngành.
  • Thu thập và xử lý dữ liệu ảnh hàng không:
    + Thu thập và xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ thiết bị tàu bay;
    + Thu thập và xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ thiết bị tàu bay không người lái.
  • Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu thành lập bản đồ địa hình quốc gia và nền địa lý quốc gia:
    + Xây dựng cơ sở dữ liệu thành lập bản đồ địa hình quốc gia và nền địa lý quốc gia với tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000;
    + Xây dựng cơ sở dữ liệu thành lập bản đồ địa hình quốc gia và nền địa lý quốc gia với tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000.
  • Đo đạc và thành lập bản đồ địa hình với các tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000.
  • Đo đạc và thành lập bản đồ địa hình đáy biển.
  • Đo đạc và thành lập bản đồ địa giới hành chính.
  • Đo đạc và thành lập bản đồ địa chính.
  • Thành lập bản đồ hành chính.
  • Đo đạc và thành lập bản đồ công trình.

Hiện nay, để nâng cao công tác quản lý, đo đạc và thành lập hải đồ, hải đồ điện tử dần được thay thế hải đồ giấy truyền thống. Hải đồ điện tử sẽ giúp hiển thị vị trí của tàu thuyền theo thời gian thực, đưa ra cảnh báo hiểm họa, chướng ngại vật, theo dõi lộ trình hàng hải một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Mặt khác, hải đồ điện tử còn cung cấp đa dạng thông tin hơn so với hải đồ giấy và cho phép tùy chọn các lớp đối tượng cần thiết theo nhu cầu sử dụng.

Bằng cách sử dụng máy đo sâu cùng với chế độ Mark băng in tự động, dữ liệu đo sâu sẽ được lưu trữ ở dạng tập tin, nhờ đó việc quản lý, biên tập số liệu, thành lập hải đồ điện tử sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.

Những điều cần biết khi đo đạc, thành lập hải đồ

Sử dụng máy đo sâu có chế độ Mark băng in tự động giúp thành lập hải đồ điện tử đơn giản hơn.

Công ty TNHH Đất Hợp đang là đơn vị cung cấp các dòng máy đo sâu hồi âm có chế độ Mark băng in tự động, có khả năng phục vụ cho công tác đo đạc và thành lập hải đồ điện tử. Với kinh nghiệm hơn 21 năm hoạt động trong lĩnh vực đo đạc, cụ thể là đo đạc biển, Đất Hợp tự tin là đơn vị có khả năng cung cấp toàn diện các giải pháp thủy đạc và hỗ trợ khách hàng sử dụng trọn đời sản phẩm thiết bị thủy đạc.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp những điều cần biết về hoạt động đo đạc và thành lập hải đồ. Mọi thắc mắc, cần thêm thông tin chi tiết về hải đồ cũng như thiết bị đo sâu có chế độ Mark băng in tự động, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Chế độ mark băng in trong đo sâu: Tăng hiệu suất và độ chính xác