Bản đồ địa hình đáy biển được dùng để thể hiện các thông tin về đặc điểm địa hình cũng như cấu trúc dưới đáy biển. Trong thực tế, bản đồ địa hình đáy biển được phân loại thành 3 nhóm để phù hợp với từng nhu cầu, mục đích khác nhau. Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây!

Bản đồ địa hình đáy biển là gì?

Bản đồ địa hình đáy biển là một loại bản đồ chứa thông tin về đặc điểm địa hình và cấu trúc dưới đáy biển. Thông thường, những bản đồ này sử dụng các phương pháp hiện đại như sóng âm, Lidar, hoặc hình ảnh chụp từ vệ tinh để thu thập dữ liệu. Các đặc điểm chính của bản đồ địa hình đáy biển bao gồm:

  • Độ sâu biển: Bản đồ thường hiển thị độ sâu tại các vùng khác nhau của đáy biển. Điều này rất quan trọng trong đặc điểm hải dương, đặc biệt là để đảm bảo an toàn cho tàu và tàu ngầm đi qua khu vực cụ thể.
  • Đặc điểm địa lý: Bản đồ đáy biển cũng có thể hiển thị các đặc điểm địa lý như đỉnh núi dưới biển, rãnh sâu, thung lũng dưới nước, và các cấu trúc địa chất khác.
  • Thành phần, cấu trúc đáy biển: Các bản đồ có thể chứa thông tin về cấu trúc và thành phần của đáy biển, bao gồm cát, bãi, đá, rạn san hô, và các loại đá khác.
  • Dữ liệu sinh học: Trong một số trường hợp, bản đồ đáy biển có thể chứa dữ liệu về môi trường sinh học dưới nước, chẳng hạn như khu vực sống của cá, rạn san hô, và các loại sinh vật khác.
  • Tuyến đường an toàn, dự báo vùng nguy hiểm: Bản đồ đáy biển giúp định rõ các tuyến đường an toàn cho tàu và các phương tiện di chuyển dưới nước. Nó cũng có thể giúp dự đoán vùng nguy hiểm như rạn san hô, nguy cơ sắc ký, hay khu vực đáy biển không ổn định.

Các bản đồ địa hình đáy biển đóng một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như địa chất, hải dương học, hải quân, và cả trong nghiên cứu môi trường biển.

Phân loại 3 nhóm bản đồ địa hình đáy biển

Bản đồ địa hình đáy biển.

Phân loại 3 nhóm bản đồ địa hình đáy biển

Dựa vào cơ sở tỷ lệ bản đồ để phân loại thì bản đồ địa hình đáy biển chia thành ba nhóm lớn, bao gồm: Nhóm bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn, nhóm bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình và nhóm bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ.

– Nhóm bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn

Nhóm này bao gồm các loại bản đồ đáy biển có tỷ lệ 1/5000 và lớn hơn như 1/2000, 1/1000. Việc lựa chọn tỷ lệ đo vẽ trong nhóm bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn sẽ phụ thuộc vào các mục đích và nhiệm vụ cụ thể.

Ví dụ như, để thiết kế cảng biển sẽ sử dụng bản đồ tỷ lệ 1/2000 và 1/1000; để khảo sát và thiết kế giàn khoan giếng dầu thì dùng bản đồ có tỷ lệ 1/2000; để khảo sát những khu vực đánh bắt hải sản hay thăm dò khoáng sản biển thì dùng bản đồ tỷ lệ 1/5000.

>>> Xem thêm: Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000: Quy định về độ chính xác và nội dung khi thành lập bản đồ

– Nhóm bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình

Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình bao gồm các bản đồ có tỷ lệ từ 1/10000÷1/200000. Đây cũng được xem là hệ thống bản đồ địa hình đáy biển có tỷ lệ cơ bản vì nó được ứng dụng trong nhiều ngành, cũng như nhiều đối tượng, nhiều mục đích khác nhau.

Bên cạnh đó, trong nhóm này, các bản đồ lại được phân chia dựa vào độ sâu của khu vực đo vẽ:

  • Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/10000:

Bao trùm những vùng quan trọng ven bờ, nơi có các hoạt động kinh tế mạnh: Cẩm Phả, Hải Phòng, Cửa Lò, Sông Gianh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trơn… và các cửa sông như cửa Ba Lạt (Sông Hồng), cửa sông Cửu Long. Các bản đồ này có khoảng sâu đều đường bình độ là 1 mét.

  • Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/25000:

Được thành lập dọc theo bờ biển Việt Nam và một số đảo (Bạch Long Vĩ, Phú Quốc) có độ sâu từ 0÷20 mét, khoảng sâu đều đường bình độ là 2 mét.

  • Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100000:

Bao trùm vùng thềm lục địa Việt Nam ở độ sâu từ 0÷200 mét khoảng sâu đều đường bình độ là 10 mét.

  • Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/200000:

Bao trùm vùng đặc quyền kinh tế biển với độ sâu tới 200 mét, khoảng sâu đều đường bình độ là 20 mét.

– Nhóm bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ

Nhóm này bao gồm các bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/500000 và nhỏ hơn. Dựa vào yêu cầu về mức độ khái quát địa hình đối với vùng biển mà ta có thể xác định tỷ lệ bản đồ thành lập là 1/500000, 1/1000000, hay 1/2000000 hay 1/3000000. Các bản đồ này sẽ được thành lập bằng cách biên vẽ từ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn.

Thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng thiết bị nào?

Để thực hiện công tác thành lập bản đồ địa hình đáy biển, cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng, chất lượng. Cụ thể như:

STT Loại thiết bị Thiết bị điển hình
1 Máy đo sâu đơn tia Hãng Knudsen:
– Knudsen Sounder Portable.
– Knudsen Sounder Rack.
– Knudsen Mini Sounder.
– Knudsen ROVer.
2 Máy đo sâu đa tia Hãng R2Sonic:
– Sonic 2020
– Sonic 2022
– Sonic 2024
– Sonic 2026
3 Máy định vị vệ tinh Thiết bị định vị theo phương pháp DGPS hoặc GPS RTK.
4 Thiết bị cảm biến chuyển động – MRU3000/6000/9000.
5 Thiết bị đo vận tốc âm thanh ngay tại đầu dò – Valeport MiniSVS.
6 Thiết bị đo vận tốc âm thanh theo cột nước – Valeport MiniSVP
– Valeport SwiftSVP
7 Phần mềm thủy đạc chuyên ngành, thu thập và xử lý số liệu đo sâu đơn tia Phần mềm chuyên dụng thủy đạc Hypack.
8 Máy tính chuyên dụng cài đặt phần mềm thủy đạc Ưu tiên các dòng máy tính có khả năng chống bụi và chống nước theo tiêu chuẩn MIL-STD-810G để sử dụng trong môi trường biển:
– Cấu hình máy tính: Core i5.
– Hệ điều hành: Win 7 trở lên.
– Ram: 8GB.
– Bộ nhớ: 1T.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã có thể hiểu thêm về cách phân loại cũng như thiết bị sử dụng để thành lập bản đồ địa hình đáy biển. Liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết hơn về các thiết bị sử dụng trong đo đạc biển và khảo sát thủy đạc.

>>> Xem thêm: Quy định đo sâu địa hình đáy biển bằng máy đo sâu đa tia