Trong quy trình xử lý ảnh, quy trình ghép ảnh bao gồm việc chụp các hình ảnh chồng chéo trước tiên bằng máy bay không người lái và thu thập các điểm GCPs (Ground Control Points). Độ phủ sẽ phụ thuộc vào từng ứng dụng khác, nhưng thông thường các nghiên cứu về máy bay không người lái sử dụng độ phủ từ 40% – 90%. Tiếp theo, với các điểm liên kết mô hình (Tie points) được xác định nhờ vào độ phủ của hình ảnh và sau đó được sử dụng để khớp với các tính năng. Điểm liên kết mô hình là các đặc điểm hoặc đối tượng có thể dễ dàng được xác định trong nhiều hình ảnh chồng chéo.

Để cải thiện độ chính xác trong quá trình xử lý ảnh chúng ta thường sử dụng một số tập hợp điểm liên kết mô hình của dự án bao gồm: Ground Control Points (GCP), Check Points (CPs). Manual Tie points (MTPs), Automatic Tie Points (ATPs). Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những khái niệm nói trên.

Ground Control Points (GCPs)

Ground Control Points được sử dụng để điều chỉnh khung tham chiếu địa lý cho mô hình. Cần tối thiểu 3 điểm GCP để hiệu chỉnh tỷ lệ, xoay và định vị mô hình, mỗi dự án nên có từ 5 đến 10 GCPs được phân bổ khắp khu vực dự án. Những điểm GCPs được đo đạc một cách chính xác bằng những thiết bị định vị độ chính xác cao như: Máy toàn đạc, Máy định vị GNSS RTK. Những điểm GCPs sẽ quyết định đến độ chính xác của mô hình.

Những điểm GCPs được bố trí ngoài thực địa với những đặc điểm tương phản cao, dễ nhận diện trên tờ ảnh, được bố trí đều trên dự án.

Những điểm liên kết mô hình (Tie Points) trong xử lý không ảnh

Ý tưởng của GCPs gồm 2 màu trắng đen tương phản.

Những điểm liên kết mô hình (Tie Points) trong xử lý không ảnh

Ý tưởng những điểm GCPs trên dự án.

Checkpoints(CPs)

Được sử dụng để đánh giá độ chính xác của mô hình sau khi xử lý. Các điểm kiểm tra được sử dụng để ước tính vị trí 3D của chúng cũng như các lỗi tiềm ẩn khi tiến hành xử lý trên mô hình. Bằng cách này, độ chính xác tương đối của khu vực trạm kiểm soát có thể được cải thiện. Trong thực tế, những điểm CPs sẽ được bố trí xa các điểm GCPs và cũng phân bố đều trên bề mặt dự án để dễ dàng kiểm tra.

Những điểm Checkpoints vẫn sẽ được đo đạc với độ chính xác cao như các điểm GCPs, điểm khác biệt ở đây là những điểm CPs sẽ không tham gia vào quá trình xử lý ảnh và được sử dụng để kiểm tra lại mô hình sau khi đã hoàn tất các bước xử lý.

Những điểm liên kết mô hình (Tie Points) trong xử lý không ảnh

Ý tưởng về việc đặt CPs trong một dự án.

Automatic Tie Points (ATPs)

Là các điểm 3D được tự động phát hiện dựa trên những điểm giống nhau trên những tờ ảnh liền kề nhau, sử dụng để tính toán vị trí 3D trên mô hình. Số lượng ATP được tạo ra phụ thuộc nhiều vào những điều sau:

  • Độ phân giải hình ảnh: Độ phân giải càng cao mức độ chi tiết càng cao dẫn tới số lượng ATPs sẽ càng nhiều.
  • Hình ảnh trực quan của ảnh: Ảnh càng nhiều đối tượng nhiều ATPs sẽ được định nghĩa và tính toán
  • Xử lý cài đặt: Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của dự án mà người dùng cài đặt mức độ xử lý, từ đó số lượng ATPs sẽ được tạo ra tương ứng.

Manual Tie Points (MTPs)

Là những điểm không có tọa độ 3D, người dùng sẽ tự chọn trên mô và tiến hành nhập tọa độ XYZ, những điểm MTPs và GCPs sẽ được dùng để nắn chỉnh và xử lý mô hình cải thiện độ chính xác của dự án. Ngoài ra, với PIX4DMapper những điểm MTPs còn được sử dụng để ghép nối những dự án lại với nhau.

Bằng việc kết hợp những Tie Points nói trên sẽ giúp cho mô hình của dự án đạt được độ chính xác tối đa.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các điểm liên kết mô hình (Tie Points) trong xử lý không ảnh, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Tại sao nên nâng cấp RTK/PPK vào UAV phục vụ khảo sát?