Khái niệm “Net Zero” xuất hiện và ngày càng được quan tâm bởi trải qua quá trình phát triển Kinh tế – Xã hội, con người đã khai thác và sử dụng rất nhiều tài nguyên, qua đó cũng thải vào môi trường rất nhiều chất có hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái. Đặc biệt là trong ngành xây dựng, lượng khí thải carbon trên thế giới chiếm tới gần 40%, do vậy mà “Net Zero trong xây dựng” là một chủ đề nóng hiện nay.

Net Zero trong xây dựng là gì?

Trong xây dựng, Net Zero có nghĩa là không làm tăng tổng lượng khí nhà kính thải vào khí quyển, hoặc cũng có thể được hiểu là giảm lượng phát thải carbon từ các hoạt động sản xuất, thiết kế, thi công… xuống bằng không.

Một số cách để đạt được trạng thái “Net Zero trong xây dựng” bao gồm: Sử dụng chất liệu ít phát ra khí thải nhà kính, dùng những phương pháp để tiêu thụ hoặc hấp thụ khí thải CO2 phát ra trong quá trình xây dựng/thi công…

Net Zero trong xây dựng: Xu thế tất yếu để phát triển bền vững

Xu thế Net Zero trong xây dựng.

Vì sao nói thực hiện Net Zero là giúp ngành xây dựng phát triển bền vững?

Khái niệm “Net Zero” xuất hiện và ngày càng được quan tâm bởi trải qua quá trình phát triển Kinh tế – Xã hội, con người đã khai thác và sử dụng rất nhiều tài nguyên, qua đó cũng thải vào môi trường rất nhiều chất có hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái. Tác động rõ ràng nhất có thể kể đến là “hiệu ứng nhà kính”.

Theo thống kê đối với ngành xây dựng, lượng khí thải Carbon phát ra từ các hoạt động thiết kế, sản xuất, thi công… trên toàn thế giới chiếm tới gần 40% tổng lượng khí thải, trong đó việc sản xuất vật liệu xây dựng như thép, xi măng và thủy tinh chiếm khoảng 11%. Qua đó có thể thấy rằng, nếu ngành xây dựng không giảm phát thải lượng chất thải này, các hệ lụy do biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính sẽ ngày một gia tăng, làm ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất.

Thêm vào đó, trước thực tế ngày càng có nhiều người nhận thức được tác hại của biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính, nếu các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng không phát triển theo hướng “Net Zero” sẽ khó có được sự tiếp nhận của chủ đầu tư và người dân.

Vì vậy, để ngành xây dựng phát triển hiệu quả và bền vững, thực hiện các giải pháp để đạt được trạng thái “Net Zero” là việc làm cần thiết.

Net Zero trong xây dựng: Xu thế tất yếu để phát triển bền vững

Thực hiện Net Zero giúp ngành xây dựng phát triển bền vững.

6 đặc trưng của một công trình đạt được trạng thái “Net Zero”

Một công trình xây dựng được gọi là “Net Zero” khi hội tụ đầy đủ 6 yếu tố: Net Zero Energy, Net Zero Carbon, giảm phát thải Carbon và nhiên liệu hóa thạch, tính bền vững, thiết kế thụ động, tái thiết thích nghi:

– Net Zero Energy:

Net Zero Energy nói về công trình cân bằng về năng lượng, năng lượng được tạo ra và tuần hoàn để vận hành trong suốt quá trình hoạt động của công trình. 3 yêu cầu cần thỏa mãn đối với một công trình Net Zero Energy bao gồm:

  • Các tiêu năng sử dụng năng lượng cực nhỏ, đủ để cân bằng với mức năng lượng tự sinh ra từ các thiết bị tái tạo năng lượng như turbine gió, pano năng lượng mặt trời…
  • Sử dụng năng lượng tái tạo tự sản xuất, giảm dùng năng lượng than đá và hóa thạch.
  • Thiết kế tối ưu hóa để giảm tối đa sử dụng năng lượng.
Net Zero trong xây dựng: Xu thế tất yếu để phát triển bền vững

Sử dụng năng lượng tái tạo.

– Net Zero Carbon:

“Net Zero Carbon” là sự cân bằng giữa lượng khí thải được sản xuất ra và lượng khí thải được loại bỏ khỏi không khí. Hay Net Zero Carbon = Tổng lượng khí thải ra – Tổng lượng khí tránh khỏi sau khi tối ưu hóa. Trong xây dựng, Net Zero Carbon đạt được thông qua việc giảm thiểu các hoạt động xây dựng và vật liệu xây dựng có khả năng phát ra khí thải carbon lớn.

– Giảm phát thải Carbon và nhiên liệu hóa thạch:

Phát thải Carbon (hay còn gọi là khí thải nhà kính) là khí thải được tạo ra trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng, điển hình là sản xuất xi măng và đốt nhiên liệu hóa thạch (như than đá, dầu thô khí tự nhiên và các sản phẩm từ dầu mỏ…) – là nhiên liệu chứa một hàm lượng Carbon và Hydrocacbon cao, khi đốt lên hoặc sử dụng sẽ tạo ra một lượng lớn khí thải CO2.

Net Zero trong xây dựng: Xu thế tất yếu để phát triển bền vững

Đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra lượng lớn khí CO2.

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu và gây ra hiệu ứng nhà kính, làm tăng lực phóng xạ, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, làm cho nhiệt độ trung bình bề mặt của Trái Đất tăng.

Do đó, giảm phát thải Carbon và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch là yêu cầu cần thiết của một công trình để đạt trạng thái Net Zero.

– Tính bền vững:

Tính bền vững trong xây dựng hướng đến việc tận dụng tối đa những gì có sẵn trong tự nhiên và khả năng tái sử dụng của công trình khi nó đã hoàn thành mục tiêu ban đầu. Hay nói cách khác, đó là công trình có xu hướng hòa vào thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên nhằm đảm bảo sự cân bằng của môi trường và hệ sinh thái.

– Thiết kế thụ động:

Thiết kế thụ động trong xây dựng là tận dụng các điều kiện thuận lợi của khí hậu để duy trì phạm vi tiện nghi nhiệt trong nhà, điều này sẽ giúp giảm/loại bỏ các tiện ích sưởi hoặc làm mát trong suốt vòng đời công trình, từ đó giảm tiêu thụ năng lượng và giảm phát thải khí CO2.

Ví dụ, hệ thống năng lượng mặt trời thụ động là một thiết kế thụ động dựa vào nhiệt lượng của Mặt trời để điều tiết điện năng, nhiệt năng, nước nóng, ánh sáng trong nhà mà không cần làm mát hay sưởi ấm nhân tạo.

– Tái thiết thích nghi:

Hiện nay, khi ngày càng có nhiều tòa nhà cao tầng xuất hiện đã khiến không gian xanh bị thiếu hụt nghiêm trọng, làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội. Một trong số những cách để đối phó với việc này là tái sử dụng lại những công trình cũ, thêm những điểm nhấn mới cho công trình và tạo ra những công năng cần thiết để phù hợp cho cuộc sống hiện đại thay vì chọn phá hủy và tái thiết hoàn toàn gây ra lượng lớn khí thải Carbon.

Net Zero trong xây dựng: Xu thế tất yếu để phát triển bền vững

Tái sử dụng lại những công trình cũ.

Nguồn tham khảo: tapchikientruc.com.vn

>>> Xem thêm: Làm thế nào để đạt được trạng thái Net Zero trong xây dựng?