Để phục vụ công tác đo vẽ thành lập bản đồ, bố trí điểm khu đo, hạn chế được sai số tích lũy và tạo điều kiện thuận lợi cho thi công, người ta phải thành lập lưới khống chế độ cao.

Lưới khống chế độ cao là gì?

Lưới khống chế độ cao là tập hợp những điểm đã được cố định chắc chắn ở ngoài thực địa và có độ cao H được xác định rất chính xác để làm cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học, đo vẽ bản đồ, bố trí công trình… Lưới khống chế độ cao được xây dựng tuần tự nhiều cấp, mỗi cấp có mật độ điểm và độ chính xác khác nhau.

Lưới khống chế độ cao là gì? 3 loại điển hình

Một số dạng lưới khống chế độ cao (hình a. lưới khống chế độ cao có dạng đường đơn, hình b. lưới khống chế độ cao có vòng khép kín, hình c. lưới khống chế độ cao có một/nhiều điểm nút).

Một số dạng lưới khống chế độ cao (hình a. lưới khống chế độ cao có dạng đường đơn, hình b. lưới khống chế độ cao có vòng khép kín, hình c. lưới khống chế độ cao có một/nhiều điểm nút).

Để lan truyền hệ thống tọa độ quốc gia VN-2000 đến được mọi miền của đất nước, hạn chế được sai số tích lũy và tạo điều kiện thuận lợi cho thi công, người ta phải thành lập lưới khống chế độ cao.

Phân loại lưới khống chế độ cao

Tùy theo quy mô và độ chính xác, lưới khống chế độ cao được chia ra làm 3 loại như sau:

  • Lưới khống chế độ cao Nhà nước hạng I, II, III, IV.
  • Lưới khống chế độ cao kỹ thuật.
  • Lưới khống chế độ cao đo vẽ.

– Lưới khống chế độ cao Nhà nước:

Lưới khống chế độ cao Nhà nước (hay lưới độ cao Nhà nước) bao gồm 4 cấp hạng: Hạng I, II, III và IV, được phân bố đều trên khắp lãnh thổ Việt Nam, tạo thành những vòng khép kín hoặc hệ thống nhiều điểm nút. Tùy thuộc vào hạng lưới, điều kiện địa hình… mà sẽ có hình dạng phù hợp.

Trong đó, lưới độ cao Nhà nước Hạng I và II là cơ sở khống chế cho các hạng thấp hơn và phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Lưới độ cao Nhà nước Hạng III và IV được phát triển từ các hạng lưới cao hơn, phục vụ trực tiếp cho việc thành lập bản đồ địa hình các loại tỷ lệ. Chiều dài và mật độ điểm phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng công việc.

Lưới khống chế độ cao Nhà nước được đo theo phương pháp đo cao hình học và được bình sai chặt chẽ.

– Lưới khống chế độ cao kỹ thuật:

Lưới khống chế độ cao kỹ thuật (hay lưới độ cao kỹ thuật) là lưới làm cơ sở về độ cao cho lưới độ cao đo vẽ. Cơ sở để phát triển lưới độ cao kỹ thuật là các điểm độ cao Nhà nước I, II, III và IV.

Lưới độ cao kỹ thuật có thể bố trí dưới dạng đường chuyền đơn (điểm đầu và điểm cuối là điểm hạng cao), một hệ thống có một hoặc nhiều điểm nút. Không cho phép bố trí xuất phát và khép về cùng một điểm.

Độ cao của điểm đường chuyền hạng IV, cấp 1, cấp 2, giải tích cấp 1, cấp 2 xác định bằng phương pháp đo cao hình học hạng IV, hoặc hạng V (kỹ thuật). Trong trường hợp ở vùng núi, khi đo vẽ bản đồ với khoảng cao đều 2m hoặc 5m thì có thể dùng phương pháp đo cao lượng giác.

Phụ thuộc vào khoảng cao đều đường đồng mức mà chiều dài cho phép các đường độ cao kỹ thuật được quy định trong bảng dưới đây:

Loại tuyến độ cao kỹ thuật Độ dài tuyến độ cao kỹ thuật đối với từng khoảng cao đều cơ bản
0,25m 0,5m 1m 2,5m và 5m
Tuyến đơn (km) 2 8 16 25
Giữa điểm gốc và điểm nút (km) 1,5 6 12 16
Giữa hai điểm nút (km) 1 4 8 12

Lưới độ cao kỹ thuật được đo bằng máy thủy bình, trước khi đo máy và mia phải được kiểm nghiệm để đảm bảo độ chính xác.

Lưới khống chế độ cao là gì? 3 loại điển hình

Máy thủy bình điện tử Trimble Dini và mia dùng để lập lưới khống chế độ cao.

Khi đo lưới độ cao kỹ thuật chỉ cần đo 1 chiều, đọc số theo vạch giữa và theo phương pháp đo cao hình học hạng V (kỹ thuật):

  • Nếu dùng mia 2 mặt: Đọc số mặt đen, đỏ của mia sau; rồi đọc mặt đen, đỏ của mia trước.
  • Nếu dùng mia 1 mặt: Đọc số mia sau, mia trước. Thay đổi chiều cao máy ít nhất 10cm. Đọc số mia trước, mia sau.
  • Chênh lệch độ cao ở mỗi trạm tính theo 2 mặt mia hay theo 2 độ cao máy không được lớn hơn 7mm.
  • Tầm ngắm từ máy đến mia 120m. Trong điều kiện thuận lợi có thể kéo dài đến 200m. Sai số khép đường độ cao kỹ thuật không vượt quá.

    fh = ± 50√(L) mm

    Trong đó: L là chiều dài toàn đường, tính bằng kilomet.

    Ở những nơi có độ dốc lớn, có số trạm đo trên 1km lớn hơn 25 thì tính theo công thức:

    fh = ± 10√(n) mm

    Trong đó: n là số trạm đo trên đường hoặc trong vòng khép.

– Lưới khống chế độ cao đo vẽ:

Lưới khống chế độ cao đo vẽ (hay lưới đo vẽ) là cấp cuối cùng để chuyển độ cao cho điểm mia. Cơ sở để phát triển lưới độ cao đo vẽ là các mốc độ cao Nhà nước và các mốc độ cao kỹ thuật.

Lưới khống chế độ cao đo vẽ được thành lập nhằm tăng dày điểm khống chế phục vụ đo đạc trực tiếp độ cao các điểm địa hình, địa vật. Lưới khống chế độ cao đo vẽ chia làm 2 cấp: lưới đo vẽ cấp 1 và lưới đo vẽ cấp 2.

Tùy thuộc vào điều kiện của khu đo, độ cao các điểm khống chế đo vẽ xác định bằng phương pháp đo cao thủy chuẩn hình học hoặc phương pháp đo cao lượng giác, công nghệ GNSS tĩnh, GNSS động kết hợp trong khi đo tọa độ.

Lưới khống chế độ cao đo vẽ phải thiết kế trên bản đồ tỷ lệ lớn nhất có trên khu đo trước khi thi công.

Tùy theo yêu cầu cụ thể điểm lưới khống chế độ cao đo vẽ có thể chôn mốc cố định hoặc tạm thời ở thực địa. Nếu chôn mốc cố định phải tuân thủ theo quy định về mốc tại Phụ lục 1 của Thông tư 68/2015/TT-BTNMT. Nếu làm mốc tạm thời thì phải đảm bảo mốc tồn tại đến kết thúc việc đo đạc và phục vụ kiểm tra, nghiệm thu công trình.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về lưới khống chế độ cao cũng như cần tìm hiểu về các dòng máy thủy bình phục vụ đo cao chính xác, bạn hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

>>> Xem thêm: Cách dẫn mốc cao độ bằng Máy thủy bình (tự động, điện tử)