Khái niệm về đường chuyền và lưới đường chuyền hạng 4, cấp 1, cấp 2 là những kiến thức cơ bản mà mỗi kỹ sư trắc địa đều cần phải nắm để thực hiện công tác đo đạc lưới ngoài hiện trường đạt hiệu quả và chính xác theo yêu cầu. Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu về lưới đường chuyền hạng 4, Cấp 1, Cấp 2 trong đo đạc trắc địa và các đặc trưng kỹ thuật của mỗi loại lưới qua bài viết dưới đây.

Đường chuyền là gì? Các dạng đường chuyền trong đo đạc trắc địa

– Đường chuyền là gì?

Đường chuyền là một dạng cơ bản của lưới khống chế tọa độ mặt bằng, được mô tả bằng các đường gãy khúc nối với nhau trên khu đo. Đường chuyền còn có các tên gọi khác như: Đường đa giác, đường sườn… tuy nhiên tên gọi “đường chuyền” vẫn có phần phổ biến hơn.

Khi đo tất cả các cạnh và các góc ngoặt của đường chuyền ta sẽ xác định được vị trí tương hỗ giữa các điểm. Nếu biết tọa độ của một điểm và góc phương vị của một cạnh ta sẽ tính ra được góc phương vị của các cạnh và tọa độ các điểm khác trên đường chuyền.

– Các dạng đường chuyền trong đo đạc trắc địa:

Khi xây dựng lưới khống chế tọa độ bằng phương pháp đường chuyền, có 3 dạng đường chuyền ta có thể áp dụng là:

  • Đường chuyền phù hợp: Được sử dụng trong những khu vực đo kéo dài và hai đầu có các điểm khống chế cấp cao.
  • Đường chuyền khép kín: Được sử dụng trong những khu vực đo không quá lớn.
  • Lưới đường chuyền: Được sử dụng trong những khu vực đô có diện tích rộng lớn, là sự kết hợp giữa đường chuyền phù hợp và đường chuyền khép kín.

Thông tin chi tiết về mỗi dạng đường chuyền được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Loại đường chuyền Hình ảnh minh họa Đặc trưng
1. Đường chuyền phù hợp Đường chuyền phù hợp Đường chuyền nối hai điểm cao cấp A và C, biết 2 góc phương vị gốc là α(đ) và α(c), đo n cạnh và n+1 góc, tính tọa độ của n-1 điểm mới. Nếu các góc β đều gần bằng 180° thì đường chuyền phù hợp lúc này là đường chuyền duỗi thẳng.
2. Đường chuyền khép kín Đường chuyền khép kín Biết tọa độ điểm A, điểm B và góc phương vị gốc α0, đo n cạnh và n góc trong của đa giác khép kín, tính tọa độ các điểm.
3. Lưới đường chuyền Lưới đường chuyền Biết tọa độ các điểm A (αA), B (αB), C (αC), cũng là các góc phương vị gốc. Các điểm N1, N2 và N3 được gọi là điểm nút. Đó là điểm gặp nhau của ít nhất 3 đường chuyền (chưa xác định được tọa độ).

Lưới đường chuyền hạng 4, Cấp 1, Cấp 2 là gì? Đặc trưng kỹ thuật

Tọa độ các điểm được xác định bằng phương pháp đo đường chuyền có độ chính xác tương đương với tọa độ được đo bằng lưới tam giác, do đó:

  • Lưới đường chuyền hạng 4 (hạng IV): Là loại lưới đường chuyền có độ chính xác tương đương với độ chính xác của lưới tam giác hạng IV (lưới tam giác nhà nước).
  • Lưới đường chuyền Cấp 1, Cấp 2: Là loại lưới đường chuyền có độ chính xác tương đương với độ chính xác của lưới tam giác giải tích Cấp 1, Cấp 2. Loại lưới này thường được sử dụng trong xây dựng lưới khống chế khu vực.

Đặc trưng kỹ thuật cơ bản của mỗi loại lưới được thể hiện qua bảng sau:

Đặc trưng kỹ thuật của lưới Hạng IV Cấp 1 Cấp 2
Chiều dài tối đa của đường chuyền (đơn vị: km)
– Nối 2 điểm cấp cao 10 5 3
– Nối 2 điểm cấp cao đến điểm nút 7 3 2
– Nối 2 điểm nút 5 2 1.5
– Vòng khép kín 30 15 9
Chiều dài cạnh
– Lớn nhất 2.0 0.8 0.35
– Nhỏ nhất 0.25 0.12 0.08
Số cạnh tối đa trong một đường chuyền 15 15 15
Sai số trung phương đo góc ±2” ±5” ±10”
Sai số khép đo góc giới hạn 5”.√n 10”.√n 20”.√n
Sai số khép tương đối giới hạn fs/[S] 1:25000 1:10000 1:5000

Khi xây dựng một lưới đường chuyền hạng 4, Cấp 1 hay Cấp 2 bất kỳ, điều ta cần quan tâm đầu tiên là độ chính xác của nó, vì đây là cơ sở đầu tiên để bắt đầu xây dựng công trình hoặc thực hiện các công tác trắc địa – địa hình khác. Cần dựa vào sai số của các yếu tố đặc trưng trong đường chuyền để kết luận về độ chính xác mà lưới đường chuyền được tạo ra. Các sai số đặc trưng của đường chuyền bao gồm:

  • Sai số trung phương góc phương vị cạnh yếu nhất trong đường chuyền.
  • Sai số trung phương vị trí điểm cuối đường chuyền trước bình sai.
  • Sai số khép góc, sai số khép tọa độ đường chuyền.
  • Sai số khép tương đối giới hạn.
  • Sai số vị trí điểm theo hướng dọc và hướng ngang.
  • Sai số trung phương vị trí điểm yếu nhất của đường chuyền sau bình sai.

Nếu sai số của các yếu tố đặc trưng trên nhỏ hơn sai số cho phép, điều này có nghĩa là đường chuyền đạt độ chính xác theo yêu cầu đặt ra.

Hy vọng kiến thức về lưới đường chuyền hạng 4, cấp 1, cấp 2 được Đất Hợp chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần tư vấn thêm về thiết bị đo đạc phục vụ cho công tác thành lập lưới đường chuyền, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Phân cấp lưới khống chế trắc địa. Vì sao cần thành lập lưới khống chế?

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DatHopCompany