Hệ thống đo sâu đa tia là hệ thống các thiết bị, phần mềm, sử dụng nhiều chùm tia để xác định độ sâu mực nước sông, hồ, biển. Việc lắp đặt hệ thống đo sâu đa tia được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 24/2010/TT-BTNMT.
- Quy định về lắp đặt hệ thống đo sâu đa tia
- 1. Hệ thống đo sâu đa tia bao gồm các thiết bị được kết nối với nhau:
- 2. Các thiết bị phải được lắp đặt cố định, chắc chắn và tuân thủ các hướng dẫn của từng loại thiết bị tại các vị trí thích hợp nhất trên tàu đo.
- 3. Khi lắp đặt hệ thống phải bảo đảm:
- 4. Sau khi lắp đặt toàn bộ hệ thống trên tàu đo, phải tiến hành đo đạc xác định được các yếu tố sau:
- 5. Các vị trí của các thiết bịđều phải được thể hiện trên hệ tọa độ không gian với gốc tọa độ là trọng tâm của tàu, trục Y trùng với hướng mũi tàu, trục X vuông góc với trục Y hướng sang phải. Sai số vị trí của các điểm đặt thiết bị so với gốc tọa độ này không vượt quá ± 1cm. Sai số đo các độ lệch hướng của các thiết bị đã lắp được quy định như sau:
- Đơn vị lắp đặt hệ thống đo sâu đa tia uy tín
Quy định về lắp đặt hệ thống đo sâu đa tia
Việc lắp đặt hệ thống đo sâu đa tia được quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2010/TT-BTNMT Quy định về đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia. Cụ thể như sau:
1. Hệ thống đo sâu đa tia bao gồm các thiết bị được kết nối với nhau:
Hình 1. Sơ đồ kết nối thiết bị.
2. Các thiết bị phải được lắp đặt cố định, chắc chắn và tuân thủ các hướng dẫn của từng loại thiết bị tại các vị trí thích hợp nhất trên tàu đo.
3. Khi lắp đặt hệ thống phải bảo đảm:
- Ăng ten máy định vị phải được đặt ở nơi thông thoáng, tránh được các nhiễu do sóng điện từ, các ảnh hưởng đa tuyến;
- La bàn Gyro phải được lắp đặt chắc chắn trên mặt bằng phẳng để hướng la bàn chỉ đúng hướng thực của tàu. Với la bàn vệ tinh thì 2 ăng ten phải được lắp đặt như ăng ten máy định vị và trên cùng một mặt phẳng ngang. Phải lắp 2 ăng ten hoặc dọc theo tàu (để đo được độ lắc dọc – “nghiêng dọc” hoặc ngang theo tàu (để đo được độ lắc ngang – “nghiêng ngang”). Góc lệch giữa trục la bàn khi lắp đặt so với trục tàu không được vượt quá ±50;
- Bộ cảm biến của máy cải chính sóng phải được đặt gần trọng tâm của tàu. Lắp đúng hướng và đảm bảo được mặt phẳng ngang cho máy để giảm tối đa các sai lệch hệ thống do lắp đặt gây ra. Góc lệch giữa trục của bộ cảm biến khi lắp đặt so với trục tàu không được vượt quá ±50;
- Các đầu phát, thu sóng âm của máy đo sâu đa tia phải được lắp đặt chắc chắn, đúng hướng quy định, tại vị trí tránh nhiễu âm tốt nhất trên tàu đo. Góc lệch giữa trục của các đầu phát, thu sóng âm này so với trục tàu không được vượt quá ±10;
- Máy đo tốc độ âm trực tuyến phải được lắp ngay cạnh đầu biến âm của hệ thống.
4. Sau khi lắp đặt toàn bộ hệ thống trên tàu đo, phải tiến hành đo đạc xác định được các yếu tố sau:
- Số đo lệch tâm của các thiết bị trên tàu khảo sát được xác định theo các trục như mô tả trên hình 2. Chú ý các điểm: trọng tâm của tàu, các điểm mô tả kích thước, hình dáng, hướng của tàu; điểm lắp ăng ten định vị; ăng ten la bàn (nếu là la bàn vệ tinh); điểm đặt bộ cảm biến máy cải chính sóng; điểm đặt đầu biến âm của máy đo đa tia; vạch mớn nước;
Hình 2. Trục đo độ lệch tâm của các thiết bị.
- Lập bảng tra sự thay đổi mớn nước của tàu theo tốc độ và theo sự tăng, giảm tải trọng;
- Độ nghiêng (nghiêng dọc, nghiêng ngang) của mặt lắp bộ cảm biến máy cải chính sóng theo trục tàu cân bằng;
- Độ nghiêng (nghiêng dọc, nghiêng ngang) của mặt lắp bộ phát, thu sóng âm (đầu biến âm) của máy đo đa tia theo trục tàu cân bằng;
- Độ lệch hướng do lắp đặt của la bàn, đầu biến âm, bộ cảm biến sóng theo trục tàu cân bằng.
5. Các vị trí của các thiết bịđều phải được thể hiện trên hệ tọa độ không gian với gốc tọa độ là trọng tâm của tàu, trục Y trùng với hướng mũi tàu, trục X vuông góc với trục Y hướng sang phải. Sai số vị trí của các điểm đặt thiết bị so với gốc tọa độ này không vượt quá ± 1cm. Sai số đo các độ lệch hướng của các thiết bị đã lắp được quy định như sau:
- Sai số đo độ lệch hướng của la bàn không vượt quá ± 0,1 độ;
- Sai số đo độ lệch hướng của bộ cảm biến sóng theo hướng nghiêng ngang không vượt quá ± 0,025 độ;
- Sai số đo độ lệch hướng của bộ cảm biến sóng theo hướng nghiêng dọc không vượt quá ± 0,05 độ;
- Sai số đo độ lệch hướng của mảng phát đầu biến âm theo hướng nghiêng ngang không vượt quá ± 0,2 độ;
- Sai số đo độ lệch hướng của mảng thu đầu biến âm theo hướng nghiêng dọc không vượt quá ± 0,05 độ;
- Sai số đo độ lệch hướng của mảng thu đầu biến âm theo hướng nghiêng ngang không vượt quá ± 0,025 độ;
- Sai số đo độ lệch hướng của mảng thu đầu biến âm theo hướng nghiêng dọc không vượt quá ± 0,2 độ;
- Sai số đo góc giữa các trục của mảng thu và mảng phát không vượt quá ± 0,05 độ;
- Với hệ thống mà mảng phát và mảng thu của đầu biến âm được sản xuất liền khối thì sai số đo độ lệch hướng của cả khối đó theo trục tàu không vượt quá ± 0,05 độ.
Đơn vị lắp đặt hệ thống đo sâu đa tia uy tín
Hệ thống đo sâu đa tia là tổng thể của nhiều thiết bị và phần mềm: Máy đo sâu hồi âm đa tia, đầu dò, cảm biến chuyển động, thiết bị đo vận tốc âm thanh, DGPS Heading – GPS, phần mềm chuyên dụng, máy tính chuyên dụng và bộ nguồn cho hệ thống.
Hình 3. Trọn bộ hệ thống đo sâu hồi âm đa tia.
Công ty TNHH Đất Hợp là một trong những đơn vị cung cấp và lắp đặt hệ thống đo sâu đa tia hàng đầu tại Việt Nam. Bằng việc hợp tác đại diện với các thương hiệu đo đạc lớn trên thế giới như: Teledyne Odom, Trimble, Hypack, Valeport… Đất Hợp cam kết xây dựng cho khách hàng hệ thống đo sâu đa tia chất lượng và phù hợp về chi phí nhất.
Liên hệ Hotline 0903 825 125 để được đội ngũ kỹ thuật tư vấn nhanh nhất!
>> Xem thêm: GIẢI PHÁP ĐO SÂU HỒI ÂM ĐA TIA – ĐẤT HỢP
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/ – https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtydathop