Nhà nước đã quy định rõ trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình thi công công trình xây dựng tại Khoản 10, Điều 13, Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau: Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
Quan trắc công trình là gì?
Ngày 26/01/2021 Chính phủ ban hành Nghị định Số: 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Trong đó định nghĩa: Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.
Trong quá trình xây dựng, tải trọng công trình có thể tăng dần theo thời gian. Khi đưa vào quá trình sử dụng sẽ thêm tải trọng khác có thể dẫn đến sự biến dạng công trình như lún, chuyển vị ngang, nghiêng… do tác động của môi trường, chất lượng công trình hoặc nền đất yếu. Biến dạng công trình có thể gây ra những tác động to lớn như những sự cố có thể dẫn tới thảm họa như sập, đổ, vỡ công trình.
Do đó, công tác quan trắc công trình là công tác cực kì quan trọng trong quá trình xây dựng và đưa vào sử dụng công trình để đảm bảo an toàn, có biện pháp phản ứng và xử lý kịp thời các sự cố.
Khi nào cần thực hiện quan trắc công trình?
Nhà nước đã quy định rõ trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình thi công công trình xây dựng tại Khoản 10, Điều 13, Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau: Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
Đối với công tác giám sát thi công trong quá trình xây dựng, Khoản 1, Điều 19, Nghị định 06/2021/NĐ-CP cũng nêu rõ: Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật số 50/2014/QH13. Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm: e) Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình.
Quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình khai thác, sử dụng cũng được quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BXD ban hành ngày 26/10/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2016 cụ thể như sau:
Điều 16. Quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình khai thác, sử dụng
– Khoản 1, Điều 16: Trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình quy định tại Phụ lục VI Thông tư này và các công trình có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình bắt buộc phải được quan trắc. Các bộ phận công trình cần được quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình (ví dụ: dàn mái không gian, hệ khung chịu lực chính của công trình, khán đài sân vận động, ống khói, si lô,…).
– Khoản 2, Điều 16: Nội dung quan trắc đối với các công trình tại Phụ lục VI Thông tư này được quy định trong quy trình bảo trì bao gồm: các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng,…), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
– Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng:
- Nhà thầu quan trắc lập phương án quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này; trong đó quy định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác trình người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt;
- Nhà thầu quan trắc phải thực hiện quan trắc theo phương án quan trắc được phê duyệt và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì về kết quả quan trắc, các số liệu quan trắc phải được so sánh, đánh giá với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan.
Trường hợp số liệu quan trắc quy định tại Khoản 2 Điều này vượt giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong công tác bảo trì xây dựng cũng được quy định rõ tại Điều 31 Quy trình bảo trì công trình xây dựng: i) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc. Và điều 33 Thực hiện bảo trì công trình xây dựng:
Khoản 6, Điều 33: Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa;
- Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
- Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng.
Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng.
Khoản 6, Điều 34. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng:
- Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.
- Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc.
Công trình nào cần phải được thực hiện quan trắc?
Công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị bắt buộc phải thực hiện quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng được quy định tại Phụ lục VI (Kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
Mã số | Loại công trình | Cấp công trình (1) | |
---|---|---|---|
1 | Nhà ở | Nhà chung cư, ký túc xá. | Cấp I trở lên |
2 | Công trình giáo dục | Cấp I trở lên | |
3 | Công trình y tế | Cấp I trở lên | |
4 | Công trình thể thao | Sân vận động, nhà thi đấu. | Cấp I trở lên |
5 | Công trình văn hóa | Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; bảo tàng, thư viện, triển lãm; công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hóa tập trung đông người khác. | Cấp I trở lên |
6 | Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp | Công trình đa năng, khách sạn; trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp. | Cấp I trở lên |
Trung tâm thương mại, siêu thị. | Cấp I trở lên | ||
7 | Cáp treo vận chuyển người | Mọi cấp | |
8 | Nhà ga | Nhà ga hàng không. | Mọi cấp |
Nhà ga đường thủy, nhà ga đường sắt, bến xe ô tô. | Cấp I trở lên | ||
9 | Công trình sản xuất vật liệu xây dựng | Silô, bồn chứa. | Cấp II trở lên |
Ống khói, nhà máy, tháp trao đổi nhiệt. | Cấp I trở lên | ||
10 | Công trình công nghiệp nhẹ | Kết cấu dạng nhà, kết cấu nhịp lớn dạng khung | Cấp I trở lên |
11 | Cấp nước | Đài nước. | Cấp II trở lên |
12 | Công trình thông tin, truyền thông | Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, cột BTS. | Cấp II trở lên |
13 | Bãi đỗ xe ô tô, xe máy | Bãi đỗ xe ngầm. | Cấp II trở lên |
Bãi đỗ xe nổi. | Cấp II trở lên | ||
14 | Công trình giao thông trong đô thị | Cầu đường bộ. | Cấp I trở lên |
Hầm đường bộ. | Cấp I trở lên |
Ghi chú:
(1) Cấp công trình xác định theo loại và quy mô kết cấu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Vấn đề quan trắc công trình và các vấn đề liên quan được Nhà nước Việt Nam quy định rất rõ trong nhiều văn bản khác nhau. Nếu bạn quan tâm đến quan trắc công trình và các giải pháp giúp thực hiện quan trắc công trình hiệu quả, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Quan trắc công trình sử dụng những thiết bị nào?