Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự ra đời của thiết bị GNSS RTK, công tác trắc địa đã có những phát triển vượt bậc, giúp việc đo đạc trở nên đơn giản thuận tiện hơn mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao nhất. Trong nhiều trường hợp, kỹ sư đo đạc cần kết hợp bộ phát radio với máy định vị GNSS-RTK để thu thập dữ liệu. Ưu điểm của phương pháp này là gì? Và cách thực hiện như thế nào? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Công nghệ đo GNSS-RTK là gì?

Công nghệ đo GNSS-RTK (Real-Time Kinematic) – đo động thời gian thực là một kỹ thuật được sử dụng để tăng độ chính xác của tín hiệu GPS bằng cách sử dụng một máy thu GNSS 2 tần số đặt cố định – gọi là trạm tĩnh (Base Station) để thu và gửi tín hiệu đến máy GNSS 2 tần số đang chuyển động – gọi là trạm động (Rover Station).

Sơ lược về công nghệ đo GNSS-RTK.

Hình 1. Sơ lược về công nghệ đo GNSS-RTK.

Có 2 cách thường dùng nhất để trao đổi tín hiệu giữa trạm Base và trạm Rover là dùng sóng 3/4G và sóng Radio. Hiện nay, sóng 3G/4G đã phát triển rộng khắp cả nước, do đó phương pháp đo này đang được kỹ sư đo đạc sử dụng khá phổ biến. nhiều trường hợp, kỹ sư đo đạc cần kết hợp bộ phát radio với máy định vị GNSS-RTK để thu thập dữ liệu. Phương pháp này được sử dụng khi nào? Ưu điểm của phương pháp này là gì? Và cách thực hiện như thế nào?

Các trường hợp sử dụng Bộ phát Radio với Máy định vị GNSS-RTK

Khi rơi vào những trường hợp dưới đây, người dùng cần kết hợp sử dụng Bộ phát Radio với Máy định vị GNSS-RTK để thu thập dữ liệu chính xác và có độ tin cậy cao:

  • Khu vực không có sóng 3G/4G.
  • Khu vực không có trạm tham chiếu Cors hoặc Base 3G/4G.
  • Người dùng muốn tín hiệu giữa Base và Rover nhanh, ổn định, độ chính xác về tọa độ và độ cao tốt.

Nguyên lý và phạm vi hoạt động của bộ phát Radio:

  • Trạm Base phát tín hiệu thông qua việc liên kết với một thiết bị phát radio ngoài, thiết bị Rover nhận tín hiệu và tiến hành đo đạc.
  • Phạm vi hoạt động thông qua bộ phát Radio ngoài từ trạm phát đến trạm thu có thể lên đến 12km.

Bộ phát radio Trimble TDL450H kết hợp với máy GNSS Trimble.

Hình 2. Bộ phát radio Trimble TDL450H kết hợp với máy GNSS Trimble.

Hướng dẫn thiết lập kiểu đo Radio Ngoài (External Radio) với bộ phát Radio Trimble TDL450H:

– Bước 1: Tiến hành kết nối đồng thời Bluetooth thiết bị GNSS làm trạm Base, Rover trên cùng một phần mềm

Hướng dẫn thực hiện Minh họa
1. Trên phần mềm Trimble Access: Tại mục Connect to GNSS Base và Connect to GNSS Rover
2. Tạo kiểu đo Radio ngoài tại mục Survey Style.
3. Tại giao diện kiểu đo đã tạo, bấm chọn Rover Option, tại đây thiết lập các thông số như sau:

  • Survey type: Chọn RTK
  • Broadcast format: chọn CMRx
  • Antenna, Type: Chọn loại ăng ten đang sử dụng, ở đây chọn R8s Internal
  • Measured to: Phương pháp đo chiều cao ăng ten, ở đây Rover chọn Bottom of antenna mount (Trường hợp Rover gắn trên sào đo).
  • Atenna height: Chiều cao ăng ten, có thể khai báo sau.
  • Station index: Chọn Any
  • Tích chọn Prompt station index
  • Satellite differential: Chọn Off
  • Elavation mask: 10 – 15 độ
  • PDOP mask: 6.0

1. GNSS Signal Tracking, tích chọn vào hệ thống thu vệ tinh mà máy thu được.
2. Thiết lập xong bấm chọn Accept.

Tiến hành kết nối đồng thời Bluetooth thiết bị GNSS làm trạm Base, Rover trên cùng một phần mềm

Tiến hành kết nối đồng thời Bluetooth thiết bị GNSS làm trạm Base, Rover trên cùng một phần mềm

– Bước 2: Thiết lập thông số Rover data link

Hướng dẫn thực hiện Minh họa
Thiết lập thông số Rover data link:

  • Type: Chọn Radio.
  • Radio: Chọn Receiver internal.
  • Sau đó bấm chọn Connect.

Tiếp theo tại màn hình Radio configuration:

  • Frequency: Tần số Radio sử dụng, chọn kênh tần số trùng với tần số trạm Base phát, ở đây chọn 430 MHz.
  • Có thể thêm thủ công tần số tại mục Add Frq, lưu ý việc thêm thủ công cần phải trùng khớp với tần số Radio trạm Base phát.
  • Base radio mode: Chọn chuẩn phát trùng với chuẩn phát của trạm Base, ở đây chọn TRIMTALK v1 at 9600 bps.

Nhập xong, bấm chọn Accept.

Thiết lập thông số Rover data link

Thiết lập thông số Rover data link

Sau khi thiết lập xong phần Rover, màn hình sẽ quay trở lại trang thiết lập kiểu đo, tiếp tục thực hiện thiết lập Base.

– Bước 3: Thiết lập Base Option

Hướng dẫn thực hiện Minh họa
Survey type: Chọn RTK
Broadcast format: chọn CMRx
Antenna, Type: Chọn loại ăng ten đang sử dụng, ở đây chọn R8s Internal
Measured to: Phương pháp đo chiều cao ăng ten, ở đây chọn Center of bumper – Đo chiều cao nghiêng từ tâm mốc đến vành giữa của máy thu R8s (Trường hợp máy thu đặt lên chân máy).
Atenna height: Chiều cao ăng ten, có thể khai báo sau.
Station index: Nhập tùy ý
Elavation mask: 10 – 15 độ
Thiết lập Base Option
GSS Signal Tracking, tích chọn vào hệ thống vệ tinh mà máy thu được.
Thiết lập xong bấm chọn Accept.
Thiết lập Base Option

– Bước 4: Thiết lập thông số Base data link

Hướng dẫn thực hiện Minh họa
  • Type: Radio
  • Radio: Chọn thiết bị phát Radio ngoài đang sử dụng, ở đây chọn Trimble TDL450
  • Receiver port: Chọn cổng kết nối cáp trên máy thu, người dùng sử dụng cổng nào thì để Port theo cổng đó như hình dưới.

Chọn cổng kết nối cáp trên máy thu, người dùng sử dụng cổng nào thì để Port theo cổng đó như hình dưới.

  • Baud rate: 38400
  • Parity: None
  • Bandwidth limiting: Để trống.
  • Sau đó bấm chọn >Base, chờ màn hình sẽ thông báo quá trình kết nối Bluetooth với Ăng ten thành công, tiếp tục bấm chọn biểu tượng Connect.
Thiết lập thông số Base data link
Tại màn hình tiếp theo Radio configuration

  • Connected to: Bộ phát Radio ngoài đã kết nối, ở đây là Trimble TDL450
  • Frequency: Chọn kênh tần số phát, lưu ý phải trùng với kênh tần số Rover thu, ở đây chọn 430 MHz
  • Radio operating mode: chọn Base/rover
  • Base radio mode: TRIMTALK v1 at 9600 bps
  • Sensitivity: Độ nhạy, người dùng có thể thiết lập 3 mức từ thấp đến cao, lưu ý việc thiết lập ở mức cao có thể gây tốn Pin ắc quy.

Thiết lập xong, bấm chọn Enter.

Sau khi hoàn tất cài đặt thông số Base và Rover, bấm chọn Store để lưu lại kiểu đo Radio.

Bấm Store để lưu lại kiểu đo.

Hình 3. Bấm Store để lưu lại kiểu đo.

Ưu và nhược điểm của việc kết hợp Bộ phát Radio với Máy định vị GNSS-RTK

– Ưu điểm:

  • Có thể hoạt động được trên tất cả khu vực có sóng 3/4G hoặc không có sóng 3G/4G.
  • Sử dụng sóng Radio trực tiếp nên tín hiệu trao đổi giữa Base và rover được diễn ra liên tục, nhanh và ổn định, mang đến độ chính xác và độ tin cậy dữ liệu cao.
  • Trạm Base có thể sử dụng nguồn điện trực tiếp từ bình ắc quy và không phải sử dụng pin, giúp quá trình đo đạc không bị gián đoạn.
  • Thích hợp trong công tác đo đạc tại các vùng núi hoặc gần bờ biển.

Đất Hợp chuyển giao công nghệ đo Radio ngoài đến khách hàng.

Hình 4. Đất Hợp chuyển giao công nghệ đo Radio ngoài đến khách hàng.

– Nhược điểm:

  • Khoảng cách phát Radio ngắn hơn phương pháp 3G/4G nên cần di chuyển trạm Base nhiều lần cho những tuyến đo với khoảng cách xa.
  • Chi phí cao vì phải sở hữu đồng thời 2 máy thu GNSS kèm radio ngoài và nhiều phụ kiện.
  • Thiết bị và phụ kiện nhiều dẫn đến việc di chuyển khó khăn, cồng kềnh.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc kết hợp Bộ phát Radio với Máy định vị GNSS-RTK (hãng Trimble), Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Công Ty TNHH Đất Hợp để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ tận tình và chu đáo! HOTLINE LIÊN HỆ: 0903 825 125.

>>> Xem thêm: Cách sửa bộ phát Radio ngoài (Không phát sóng Radio xa, không lên nguồn…)

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DatHopCompany