Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GNSS) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành Tài nguyên – Môi trường. Cụ thể các ứng dụng của công nghệ GNSS trong ngành Tài nguyên – Môi trường là gì? Lợi ích mà công nghệ này mang lại ra sao? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ứng dụng cụ thể của GNSS trong ngành Tài nguyên – Môi trường
Công nghệ GNSS ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành Tài nguyên – Môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số khía cạnh ứng dụng công nghệ GNSS trong ngành Tài nguyên – Môi trường phổ biến:
– Quản lý tài nguyên (đất, rừng, nước):
Đối với ngành Tài nguyên – Môi trường, tài nguyên là một yếu tố trọng điểm cần được quản lý chặt chẽ. Ba loại tài nguyên chính cần được quản lý bao gồm: đất, rừng và nước. Công nghệ GNSS được sử dụng để xác định vị trí, diện tích và ranh giới của các tài nguyên này, là cơ sở để lập bản đồ tài nguyên, theo dõi tình trạng của tài nguyên và quản lý chúng một cách chính xác và hiệu quả.
- Quản lý tài nguyên đất đai: Việc quản lý đất đai ngày càng trở nên phức tạp và các phương pháp đo đạc truyền thống khá tốn kém về thời gian và chi phí đo diện tích đất rộng lớn. Ứng dụng GNSS trong ngành Tài nguyên – Môi trường để thực hiện quá trình đo đạc, xác định ranh giới, lập bản đồ địa chính đất đai hay theo dõi quá trình biến đổi sử dụng đất… sẽ giúp cơ quan quản lý tài nguyên đất đai hiệu quả hơn.
- Quản lý tài nguyên rừng: GNSS được ứng dụng để hỗ trợ việc kiểm kê, theo dõi diện tích rừng, phát hiện các hành động khai thác rừng trái phép, đánh giá tác động môi trường đến tài nguyên rừng… từ đó giúp bảo vệ tài nguyên rừng.
- Quản lý tài nguyên nước: Bằng cách hỗ trợ đo đạc mực nước, lưu lượng sông, theo dõi biến đổi dòng chảy…công nghệ GNSS trong ngành Tài nguyên – Môi trường được sử dụng để theo dõi mực nước sông, hồ, ao… giúp quản lý tài nguyên nước hiệu quả.
Ngoài ra, công nghệ GNSS còn được sử dụng để xác định vị trí, diện tích và ranh giới của các nguồn tài nguyên khác như khu bảo tồn, mỏ khoáng sản… giúp các cơ quan quản lý các nguồn tài nguyên hiệu quả hơn.
– Giám sát môi trường:
Công tác giám sát môi trường cũng đang ngày càng khó khăn hơn khi tính chất môi trường đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng phức tạp. GNSS được tích hợp trong các cảm biến để hỗ trợ công tác giám sát chất lượng nước, không khí, theo dõi sự biến đổi khí hậu, phát hiện ô nhiễm môi trường, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm.
– Phòng chống thiên tai:
Thiên tai luôn mang đến những nguy hiểm và thiệt hại nặng nề. Do đó, việc dự báo để phòng tránh và ứng phó với chúng là rất quan trọng. GNSS được sử dụng để theo dõi và dự báo các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất… đồng thời cũng hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp.
Ví dụ về ứng dụng GNSS trong ngành Tài nguyên – Môi trường
Với khả năng ứng dụng rộng của công nghệ GNSS, nhiều cơ quan trong ngành Tài nguyên – Môi trường đã sử dụng công nghệ này để phục vụ cho nhiều yêu cầu công việc liên quan đến bộ phận của mình. Điển hình như:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng GNSS để lập bản đồ tài nguyên thiên nhiên, giám sát chất lượng nước, theo dõi và dự báo lũ lụt…
- Cục Lâm nghiệp sử dụng GNSS để xác định vị trí và diện tích của các khu rừng, lập bản đồ rừng, theo dõi và giám sát các hoạt động khai thác rừng…
- Tổng cục Biển và Hải đảo sử dụng GNSS để quản lý các tài nguyên biển, theo dõi tàu thuyền hoạt động trên biển và lập bản đồ các đảo…
Hai dòng thiết bị GNSS chính được ngành Tài nguyên – Môi trường sử dụng để phục vụ cho công tác thu thập dữ liệu của ngành là Máy định vị GPS cầm tay và Máy định vị GNSS RTK.
- Máy định vị GPS cầm tay, ví dụ như các model Garmin GPSMAP 65/65s, Garmin GPSMAP 79s, Garmin Montana 700… phù hợp cho các công tác theo dõi và quản lý tài nguyên đất, rừng (giúp đo đo vẽ, dẫn đường, thu thập dữ liệu giúp quản lý và bảo vệ đất, rừng, lâm nghiệp…).
- Máy định vị GNSS RTK, ví dụ như các model Trimble DA2, Trimble R780, Trimble R12i… phù hợp cho các công tác thu thập dữ liệu GIS và lập bản đồ yêu cầu độ chính xác cao.
Lợi ích khi ứng dụng GNSS trong ngành Tài nguyên – Môi trường
GNSS là một công nghệ hiện đại, chưa kể đến là nó luôn được cập nhật để ngày càng mang đến độ chính xác cao trong các nhu cầu đo đạc phức tạp, do đó ngành Tài nguyên – Môi trường khi sử dụng công nghệ GNSS sẽ mang lại nhiều lợi ích, đó là:
- Giúp nâng cao hiệu quả và năng suất công việc. Điều này thể hiện qua: Dữ liệu thu thập chính xác, quá trình thu thập tự động và nhanh chóng, giảm thiểu được các sai sót so với thu thập dữ liệu truyền thống. Bên cạnh đó, khi GNSS kết hợp với GIS (Hệ thống thông tin địa lý) cũng giúp tạo ra dữ liệu đa dạng và sinh động hơn, là cơ sở để hình thành các dạng bản đồ phù hợp nhất để quản lý tài nguyên, theo dõi biến đổi môi trường hiệu quả.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện công việc: Sự hiệu quả của công nghệ GNSS còn giúp các cơ quan tiết kiệm được các chi phí liên quan đến nhân lực đo đạc, khảo sát cũng như giảm được thời gian để thực hiện công việc.
- Tăng cường khả năng giám sát, quản lý. Dữ liệu GNSS được cập nhật liên tục và tự động giúp các nhà quản lý có được các thông tin chính xác và đầy đủ nhất để theo dõi và giám sát tài nguyên, môi trường, hỗ trợ việc đưa ra quyết định nhanh chóng, phù hợp.
GNSS là một công cụ mạnh mẽ giúp nâng cao hiệu quả và năng suất công tác trong ngành Tài nguyên – Môi trường. Việc ứng dụng GNSS trong ngành Tài nguyên – Môi trường ngày càng rộng rãi sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Để tìm hiểu thêm về các giải pháp GNSS phục vụ cho ngành Tài nguyên – Môi trường, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Tổng quan về 3 công nghệ GNSS nổi bật và thiết bị hỗ trợ