Hiện nay, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự hiện diện, ứng dụng của công nghệ GNSS vào đời sống nói chung và lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường nói riêng. Đối với ngành Tài nguyên – Môi trường, công nghệ GNSS đã được ứng dụng như thế nào? Và nó mang lại những lợi ích gì? Hãy cùng Đất Hợp theo dõi nội dung được chia sẻ dưới đây.

Công nghệ GNSS là gì?

GNSS (viết tắt của Global Navigation Satellite System) là hệ thống định vị sử dụng hệ thống vệ tinh trên toàn cầu. Trên thế giới có các hệ thống vệ tinh đang ở ngoài không gian và truyền tín hiệu đến các bộ thu tại Trái Đất như: GPS của Mỹ, Galileo của Châu Âu, Glonass của Nga, Beidou của Trung Quốc, NavlC của Ấn Độ.

Hệ thống vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất hiện nay.

Hình 1. Hệ thống vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất hiện nay.

Ứng dụng của công nghệ GNSS đối với ngành Tài nguyên – Môi trường

– Một số ứng dụng thực tiễn của công nghệ GNSS đối với ngành Tài nguyên – Môi trường:

Hiện nay, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự hiện diện, ứng dụng của công nghệ GNSS vào đời sống nói chung và lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường nói riêng. Việc thu thập thông tin tọa độ bằng công nghệ GNSS kết hợp với hệ thống bản đồ số đã tạo thành một hệ thống số hiện đại và hiệu quả trong việc quản lý những tài nguyên thiên nhiên như: Đất đai, rừng, môi trường…

Có thể kể đến một số ứng dụng thực tiễn của công nghệ GNSS đối với ngành Tài nguyên – Môi trường như:

  • Thành lập bản đồ địa hình, bản đồ lâm nghiệp với công nghệ GNSS RTK hoặc UAV có tích hợp RTK. Xem thêm: UAV kết hợp RTK: Xu hướng của tương lai >>>
  • Định vị các hiện vật, hiện trạng trên mặt đất bằng máy GPS cầm tay hoặc máy định vị GNSS RTK chuyên dụng.
  • Dẫn đường trên biển, cứu nạn cứu hộ hàng hải nhờ vào hệ thống định vị DGPS.
  • Quản lý tài nguyên trên một khu vực rộng lớn với nguồn nhân lực thấp nhất với thiết bị UAV tích hợp công nghệ GNSS.

– Những lợi ích khi ứng dụng công nghệ GNSS đối với ngành Tài nguyên – Môi trường:

Việc ứng dụng công nghệ GNSS vào trong ngành Tài nguyên – Môi trường mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đó là:

  • Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ GNSS vào công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên là một việc cần thiết cho công tác chuyển đổi số.

Như hiện nay, việc thu thập dữ liệu vị trí chính xác ngoài hiện trường là cơ sở để thực hiện những lưu trữ trên nền bản đồ số khi việc đồng bộ và nhất quán giữa dữ liệu số và dữ liệu thực tế là gần như bắt buộc. Mà công nghệ GNSS có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ này, do đó nó được ứng dụng rộng rãi để quản lý tài nguyên thiên nhiên hiện nay.

  • Thứ hai, so với công nghệ đo đạc truyền thống, công nghệ GNSS giúp cải thiện đáng kể về mặt chi phí, nhân lực nhưng vẫn đạt được độ chính xác theo yêu cầu.

Với công nghệ đo đạc truyền thống phải mất ít nhất hai kỹ thuật viên để có thể thực hiện một công tác đo đạc thì hiện nay, khi sử dụng công nghệ GNSS với các thiết bị định vị GNSS RTK chỉ cần tối thiểu một kỹ thuật viên để vận hành, thời gian đo đạc cũng giảm đi đáng kể khi không cần cài đặt trạm máy và công nghệ này cũng không phụ thuộc vào thời tiết.

Máy định vị GNSS Trimble R8s phục vụ công tác đo đạc.

Hình 2. Máy định vị GNSS Trimble R8s phục vụ công tác đo đạc.

Ngoài những thiết bị đo đạc chuyên dụng như thiết bị định vị GNSS, nhiều thiết bị hiện nay cũng được tích hợp bộ thu sóng GNSS phải kể đến đó là những thiết bị bay không người lái (UAV).

Trong công tác quản lý tài nguyên rừng hay công tác cứu nạn cứu hộ đường thủy, việc quan sát bằng UAV kết hợp với thông tin tọa độ chính xác tại thời gian thực là một điều bắt buộc để thực hiện những công tác xử lý ngay lập tức như: Xử lý sai phạm về khai thác, cứu nạn cứu hộ trên sông hay ở những vùng ít người lui tới.

Máy bay không người lái Mavic 2 Enterprise Advance tích hợp công nghệ GNSS.

Hình 3. Máy bay không người lái Mavic 2 Enterprise Advance tích hợp công nghệ GNSS.

Công nghệ GNSS hiện nay cũng được thiết kế để vận hành với các hệ sinh thái số khác như là công nghệ GIS, công nghệ BIM. Vì kết quả của việc định vị bằng GNSS chung quy chính là dữ liệu thông tin tọa độ vị trí nên công tác xử lý và áp dụng loại dữ liệu này vào nguồn bản đồ số cũng hết sức là đơn giản và để thực hiện. Nguồn dữ liệu cũng có thể được đồng bộ một cách tự động.

Máy định vị GNSS Trimble DA2 kết hợp với hệ thống GIS trong công tác quản lý tài nguyên.

Hình 4. Máy định vị GNSS Trimble DA2 kết hợp với hệ thống GIS trong công tác quản lý tài nguyên.

Có thể nói rằng, việc ứng dụng công nghệ GNSS để phục vụ cho ngành Tài nguyên – Môi trường đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Để được tư vấn chi tiết về thiết bị tích hợp công nghệ GNSS, hãy liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125, Đất Hợp sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Vì sao bạn nên chọn công nghệ đo GNSS thay vì chọn toàn đạc?

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DatHopCompany