Đo địa tầng là một hoạt động có vai trò quan trọng để thu thập dữ liệu bề mặt đáy trong khảo sát thủy đạc. Vậy cụ thể đo địa tầng là gì và có phương thức hoạt động ra sao? Tầm quan trọng của dữ liệu đo địa tầng trong khảo sát thủy đạc như thế nào? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Đo địa tầng là gì?
Thiết bị đo địa tầng (còn gọi là Sub-Bottom Profiler) là một dạng thiết bị sử dụng sóng sonar. Các thiết bị đo địa tầng được dùng trong khảo sát địa chất bằng cách sử dụng sóng âm để lập bản đồ địa chất ở bên dưới bề mặt đáy. Các xung sóng âm tần số thấp được phát xuống phía dưới bề mặt đáy, một phần của các xung âm thanh này sẽ đâm xuyên qua bề mặt đáy và được phản xạ lại từ các lớp bên dưới. Thiết bị đo địa tầng có thể được lắp đặt ở bên dưới thân tàu hoặc được kéo phía sau các phương tiện khảo sát. Xem thêm: Tần số Sub Bottom có ý nghĩa gì trong đo địa tầng đáy?>>>
Phương thức hoạt động của các thiết bị đo địa tầng
Thiết bị đo địa tầng sẽ phát ra các xung sóng âm có tần số thấp hướng xuống bề mặt đáy thông qua đầu dò (Transducer). Khi các tín hiệu này va chạm vào các lớp bên dưới, một số tín hiệu có thể đâm xuyên qua lớp bề mặt đáy trước khi chạm đến các lớp trầm tích khác. Độ sâu các tín hiệu này có thể đâm xuyên, và thời gian tín hiệu phản hồi lại đầu dò sẽ thay đổi phụ thuộc vào cấu tạo của các lớp địa chất. Bằng cách tính thời gian các tín hiệu đo từ lúc phát ra cho đến lúc chúng quay trở lại đầu dò, chúng ta có thể xác định các lớp trầm tích phía bên dưới, bao gồm độ dày và các thuộc tính khác.
Một số hệ thống đo địa tầng đáy, sẽ phát ra các xung âm thanh thay đổi trong 1 dãy tần số nhất định chứ không duy trì ở 1 tần số. Các hệ thống như thế được gọi là “Chirp”, có thể cung cấp các xung tín hiệu mạnh hơn để phản hồi những dữ liệu có độ phân giải cao hơn của các lớp trầm tích dưới bề mặt đáy. Độ xuyên thấu của các xung âm thanh xuống dưới bề mặt đáy phụ thuộc vào công suất của tín hiệu được phát ra kèm theo các yếu tố môi trường của khu vực được khảo sát ( thời tiết , nhiệt độ …) cấu tạo của các lớp trầm tích, và hình thái học của đáy biển. Các trầm tích có dạng hạt thô , như cát, sẽ gây khó khăn cho tín hiệu xuyên thấu hơn so với các loại trầm tích có hạt mịn như bùn hoặc sét.
Tầm quan trọng của dữ liệu đo địa tầng?
– Đo địa tầng thu thập được những dữ liệu gì?
Dữ liệu được thu thập được thể hiện trên máy tính và sẽ được phân tích, tạo ra những mặt cắt đứng thể hiện các lớp trầm tích phía dưới bề mặt đáy. Bằng cách phân tích các mặt cắt này, các nhà khảo sát có thể nhận dạng các đặc điểm như miệng núi lửa, các vết sụt lún bên dưới, các con sông cổ xưa, và các đặc tính địa chất khác.
– Dữ liệu đo địa tầng quan trọng như thế nào?
Dữ liệu địa tầng đáy được sử dụng để tạo ra 1 góc nhìn khác về đáy biển so với các phương pháp khảo sát khác như đo sâu đa tia. Khi được sử dụng kết hợp với các dữ liệu địa vật lý khác (tán xạ ngược, độ sâu từ phương pháp đo sâu đa tia) và dữ liệu vật lý ( các mẫu khoan lấy mẫu đá, địa chất) , máy đo địa tầng cung cấp 1 cái nhìn chi tiết về môi trường địa chất của khu vực khảo sát.
Các dữ liệu này sẽ cung cấp những thông tin quý giá về tính chất cũng như thành phần của các lớp dưới bề mặt đáy, giúp người khảo sát có thể phát hiện vị trí và hình thái của các vụ lở đất ngầm, xác định các vị trí của các lổ thoát khí từ bên dưới mặt đáy lên trên, phát hiện những con sông , kênh rạch thời cổ xưa có thể chứa những cổ vật của các nền văn minh dưới nước cổ xưa, hiểu được sự lắng đọng trầm tích ở các khe núi dưới biển và nhiều dữ liệu khác.
Đất Hợp hiện nay là đang là đơn vị cung cấp các thiết bị đo địa tầng chất lượng cao, cũng như các thiết bị và giải pháp để khảo sát thủy đạc. Liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: 6 bước triển khai đo địa tầng đáy (Sub-Bottom)