Thiết bị đo địa tầng đáy Sub Bottom được sử dụng phổ biến trong khảo sát thủy đạc. Đối với mỗi nhu cầu công việc, dự án khảo sát khác nhau, người khảo sát sẽ lựa chọn loại thiết bị Sub Bottom phù hợp. Trong đó, tần số của Sub Bottom là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Vậy tần số của Sub Bottom có ý nghĩa gì khi đo địa tầng đáy? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về thiết bị đo địa tầng đáy Sub Bottom

Thiết bị đo địa tầng đáy có tên gọi tiếng Anh là Sub Bottom (viết đầy đủ Sub Bottom Profiler). Đây là một hệ thống dùng để đo địa hình đáy, cụ thể hệ thống được sử dụng trong thu thập những dữ liệu ở dạng hình ảnh để nắm bắt được thông tin liên quan đến yếu tố địa chất. Từ đó, thiết bị đo địa tầng đáy Sub Bottom hỗ trợ tối ưu trong xác định đặc tính vật lý dưới đáy biển.
Sub Bottom được cấu tạo từ một bộ xung phát sóng âm, sóng âm này được phát đi đến những lớp trầm tích nông ở dưới đáy biển. Những xung âm thành này sau đó sẽ dội xuống đáy biển rồi phản xạ ngược trở lại. Tùy theo độ dày của lớp trầm tích bị chôn vùi ở dưới đáy biển mà biên độ sóng âm phản xạ lại sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, những tín hiệu thu thập được cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mật độ trầm tích cũng như tốc độ của âm thanh khi truyền qua chúng.

Các dữ liệu thu thập từ tín hiệu phản xạ sẽ được ghi lại. Qua đó, dữ liệu được sử dụng để phân tích độ dày của những lớp địa tầng dưới đáy biển và được ứng dụng trong lập bản đồ bề mặt của những lớp vật chất dưới đáy biển.

Tần số của Sub Bottom có ý nghĩa gì trong đo địa tầng đáy?

Dữ liệu từ đo địa tầng đáy Sub Bottom được sử dụng phân tích độ dày của lớp địa tầng dưới đáy biển.

Dữ liệu thu thập được từ thiết bị đo địa tầng đáy Sub Bottom được ứng dụng cho những công việc như:

  • Dựng hình ảnh cho bề mặt nông bên dưới đáy biển hay lớp trầm tích dưới đáy ở định dạng ba chiều.
  • Phân tích và đánh giá những tác động, ảnh hưởng của môi trường đối với nguồn tài nguyên địa chất dưới đáy biển, cụ thể các công việc như xác định vấn đề rò rỉ khí gas, sạt lở dưới nước hay sự thay đổi của địa chất.
  • Xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý và giám sát môi trường.
  • Phục vụ cho phát triển môi trường sống của sinh vật dưới đáy biển và phát triển mô hình sinh cảnh.

Tần số của Sub Bottom có ý nghĩa gì trong đo địa tầng đáy?

Tùy theo nhu cầu, mục tiêu trong mỗi dự án khảo sát, cũng như độ sâu và kết cấu vật liệu của từng khu vực khảo sát, mà hệ thống đo địa tầng đáy sử dụng sẽ khác nhau. Trong đó, tần số của Sub Bottom là một yếu tố quan trọng nhất.

Tần số của Sub Bottom có ý nghĩa liên quan mật thiết đến khả năng sóng âm đi xuyên qua lớp đáy, lớp trầm tích khi đo địa tầng đáy. Tần số của Sub Bottom càng nhỏ, khả năng đi xuyên qua đáy càng lớn.

Không những vậy, tần số của Sub Bottom cũng là yếu tố chính để phân loại các hệ thống đo địa tầng đáy. Dựa theo tần số của Sub Bottom, thiết bị được chia thành 7 loại như bảng dưới đây:

Hệ thống Sub Bottom Tần số của Sub Bottom Độ xuyên đáy
Chirp 2 – 16kHz 5 – 50m
Parametric SBP 2 – 22kHz 5 – 30m
Pinger 2 – 12kHz 10 – 50m
Bubble Pulser 0,4 kHz 20 – 100m
Bommer 0,3 – 6kHz 20 – 150m
Sparker 0,2 – 3kHz 30 – 750m
Mini-Airgum 0,1 – 3kHz 30 – 200m

Một số thiết bị đo địa tầng đáy Sub Bottom phổ biến nhất!

Thiết bị đo địa tầng đáy Sub Bottom Hình ảnh Khả năng hoạt động Đặc điểm nổi bật
Thiết bị Sub Bottom Pinger (Hãng Knudsen)
Tần số của Sub Bottom có ý nghĩa gì trong đo địa tầng đáy?

Thiết bị Sub Bottom Pinger (Hãng Knudsen)

Hệ thống đo địa tầng đáy biển Pinger đến từ hãng Knudsen (Mỹ) được thiết kế chuyên biệt trong việc thu thập dữ liệu đáy tại khu vực vùng nước nông với dãy hoạt động trong khoảng từ 4 đến 300 mét.
  • Thiết bị sử dụng công nghệ Chirp.
  • Thu phát tín hiệu trên 2 kênh phục vụ cho đo địa tầng (3.5 kHz/15kHz) và bắt tầng phản xạ đầu tiên (210 kHz).
  • Độ xuyên cát khô là 11 mét.
  • Thiết bị có trọng lượng nhẹ và chỉ có thiết kế lắp bên mạng tàu.
  • Khả năng sử dụng cùng với phần mềm Hypack.
Thiết bị Sub Bottom 3400 (Hãng EdgeTech)
Tần số của Sub Bottom có ý nghĩa gì trong đo địa tầng đáy?

Thiết bị Sub Bottom 3400 (Hãng EdgeTech)

Sub Bottom 3400 được xem là thiết bị đo địa tầng đáy biển hàng đầu của hãng Edgetech. Đây là dòng thiết bị chuyên dụng đối với khu vực vùng biển vừa và nông. Với thiết kế tùy chọn, thiết bị cung cấp cho người dùng hai lựa chọn cho cá kéo hoặc lắp trực tiếp bên mạng tàu.
  • Sub Bottom 3400 sử dụng công nghệ Chirper.
  • Độ xuyên đáy đối với cát là 6 mét và 80 mét đối với đất sét.
  • Cung cấp 2 tùy chọn cho người dùng: cho cá kéo hoặc lắp bên mạng tàu.
  • Hỗ trợ kết nối với phần mềm Hypack.
Thiết bị Sub Bottom Boomer AA301 (Hãng Applied Acoustics)
Tần số của Sub Bottom có ý nghĩa gì trong đo địa tầng đáy?

Thiết bị Sub Bottom Boomer AA301 (Hãng Applied Acoustics)

Boomer AA301 là hệ thống đo địa tầng đáy biển được cung cấp bởi hãng Applied Acoustics. Hệ thống này thực hiện công việc thu thập dữ liệu về địa tầng đáy biển dựa trên sử dụng xung điện được chuyển đổi từ sóng âm thông qua bộ CPS.
  • Hệ thống sử dụng công nghệ xung điện qua chuyển đổi sóng âm nhờ vào bộ CPS.
  • Là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho các cuộc khảo sát ở khu vực gần bờ, hoặc vùng nước nông (lên đến 120 mét, tùy vào địa chất khu vực).
  • Chỉ có thể hoạt động với cá kéo.

Tần số của Sub Bottom là yếu tố tiên quyết khi lựa chọn hệ thống đo địa tầng phù hợp cho dự án và đáp ứng được nhu cầu công việc. Hy vọng rằng, bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích về hệ thống đo địa tầng đáy Sub Bottom. Để được tư vấn thêm về lựa chọn thiết bị Sub Bottom phù hợp nhất cho nhu cầu, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: So sánh điểm khác biệt giữa Side Scan Sonar và Sub Bottom