“Đo cao” là một thuật những khá phổ biến trong công tác đo đạc trắc địa. Bài viết hôm nay hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết đo cao là gì và đo cao được phân loại như thế nào nhé!

Đo cao là gì?

Đo cao là một trong những yếu tố để xác định vị trí không gian của một điểm trên mặt đất tự nhiên.

Độ cao H của một điểm là khoảng cách tính theo phương dây dọi kể từ điểm đó đến mặt thủy chuẩn, được mô tả cụ thể hơn qua hình dưới đây:

Đo cao là gì? Phân loại đo cao trong trắc địa

Sơ đồ mô phỏng đo cao.

Thực chất của đo cao là xác định độ chênh cao h giữa các điểm rồi căn cứ vào độ cao của một điểm đã biết mà tính ra độ cao của điểm kia.

Công thức tính như sau: HB = HA + h

Phân loại đo cao trong trắc địa

Đo cao có thể được chia ra thành 2 phân loại khác nhau, bao gồm: Đo cao theo độ chính xác và đo cao theo nguyên lý đo (hay dụng cụ đo).

– Phân loại đo cao theo độ chính xác:

Dựa theo độ chính xác, đo cao được chia ra thành 3 cấp độ như sau:

  • Đo cao chính xác cao: Khi sai số trung phương trên mỗi km (kilomet) đường đo mh = (0,5÷5,0)mm/km.
  • Đo cao chính xác vừa: Khi sai số trung phương trên mỗi km (kilomet) đường đo mh = (10÷25)mm/km.
  • Đo cao chính xác thấp: Khi sai số trung phương trên mỗi km (kilomet) đường đo mh = > 25 mm/km.

– Phân loại đo cao theo nguyên lý đo (dụng cụ đo):

Dựa theo dụng cụ đo, đo cao có thể được chia thành các dạng theo bảng sau:

STT Phân loại đo cao theo dụng cụ đo Mô tả
1 Đo cao hình học bằng máy thủy bình – Đây là dạng đo cao phổ biến nhất. Phương pháp đo cao này dựa trên cơ sở tia ngắm nằm ngang để xác định độ chênh cao h: h = s – t.

Đo cao là gì? Phân loại đo cao trong trắc địa

Mô phỏng đo cao hình học bằng máy thủy bình.

– Đo cao hình học đạt được độ chính xác mh = (1÷50)mm/km, thường được áp dụng trong lưới khống chế độ cao, bố trí công trình, quan trắc lún

2 Đo cao lượng giác bằng máy kinh vĩ, toàn đạc – Phương pháp đo cao này dựa trên cơ sở giải tam giác vuông có cạnh huyền là tia ngắm nghiêng: h = S.tgV.

Đo cao là gì? Phân loại đo cao trong trắc địa

Mô phỏng đo cao lượng giác bằng máy kinh vĩ, toàn đạc.

– Đo cao lượng giác đạt được độ chính xác là mh = (100÷300)mm/km, thường được áp dụng khi đo vẽ bản đồ chi tiết.

3 Đo cao khí áp bằng máy áp kế – Càng lên cao áp suất của khí quyển càng giảm. Dùng áp kế sẽ xác định được áp suất khí quyển ở những điểm khác nhau, theo hiệu số áp suất ấy ta sẽ xác định được độ chênh cao giữa các điểm. Sai số xác định độ cao của các điểm bằng áp kế là từ 2-3m.

– Đo cao khí áp bằng máy áp kế thường được áp dụng ở giai đoạn khảo sát sơ bộ công trình.

4 Đo cao thủy tĩnh bằng bình thông nhau – Đo cao thủy tĩnh dựa trên tính chất mặt thoáng của dịch thể ở trong các bình thông nhau ở cùng một mức độ cao như nhau.

– Đo cao thủy tĩnh đạt được độ chính xác ±0,2mm trên 16m dài. Phương pháp này thường được áp dụng khi lắp đặt các thiết bị.

5 Đo cao bằng máy bay – Trên máy bay đặt vô tuyến điện đo cao và máy vi áp kế để xác định chiều cao của máy bay so với mặt đất và sự thay đổi chiều cao của máy bay trong dải bay, sử dụng đồng thời các số liệu này sẽ xác định được độ chênh cao giữa các điểm trên mặt đất.

– Phương pháp này cho phép xác định độ cao các điểm đạt được với sai số từ 5-10m, thường được áp dụng trong khảo sát sơ bộ đường.

6 Đo cao bằng ảnh lập thể Phương pháp này dựa trên cơ sở đo mô hình thực địa do một cặp ảnh lập thể tạo ra, khi quan sát chúng trong máy ảnh lập thể, thường được áp dụng khi đo vẽ làm bản đồ bằng ảnh.

Giới thiệu máy thủy bình dùng trong đo cao hình học

Máy thủy bình dùng trong đo cao hình học còn được gọi là máy thủy chuẩn hay máy thăng bằng. Có 2 loại máy thủy bình được sử dụng phổ biến hiện nay là: Máy thủy bình tự động và máy thủy bình điện tử.

Về cơ bản, 2 loại máy thủy bình này đều thực hiện các chức năng như: xác định cao độ trong đo đạc thi công nhà xưởng, đường sá, san lấp mặt bằng; quan trắc lún kết hợp cùng mia Invar hoặc mia mã vạch; dẫn cao độ phục vụ cho đo vẽ thành lập bản đồ…

Một số dòng máy phổ biến được kỹ sư trắc địa lựa chọn đối với mỗi loại máy thủy bình như sau:

Đo cao là gì? Phân loại đo cao trong trắc địa

Một số loại máy thủy bình phổ biến dùng trong đo cao.

Để sử dụng máy thủy bình để đo cao hình học, cần có ít nhất 2 người thực hiện, bao gồm 1 người đứng máy và 1 người cầm mia. Có nhiều tùy chọn đo mà người đo có thể lựa chọn là đo thường và đo chính xác cao (ví dụ dẫn lưới cao độ hạng I). Điều này cũng là yếu tố quan trọng mà người đo cần xác định để có thể mua được loại máy thủy bình phù hợp với yêu cầu công việc.

Nếu bạn phân vân chưa biết lựa chọn loại máy thủy bình nào để đo cao hiệu quả, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

>>> Xem thêm: Quan trắc lún công trình sử dụng máy thủy bình Trimble DINI