Hiện nay, có rất nhiều phương pháp định vị đang được sử dụng tùy vào nhu cầu và mục đích công việc. Vậy các phương pháp định vị đó là gì? Phương pháp định vị đó hoạt động như thế nào? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Có các phương pháp định vị nào đang được sử dụng hiện nay?

– Phương pháp định vị tuyệt đối

Trong phương pháp định vị tuyệt đối, phép đo chỉ cần thực hiện với một máy thu và máy thu này trực tiếp nhận tín hiệu từ các vệ tinh GNSS. Đây được xem là một phương pháp tiêu chuẩn để đo GNSS một cách đơn giản và được sử dụng phổ biến trong hệ thống định vị ô tô, điện thoại…

Phương pháp định vị tuyệt đối được chia làm 2 loại, đó là:

  • Định vị tuyệt đối khoảng cách giả: Là một loại định vị tuyệt đối có thể dùng trị đo khoảng cách giả theo pha, trị đo khoảng cách giả theo tín hiệu code hay trị đo Doppler (hiệu khoảng cách). Tại Việt Nam, các máy thu ứng dụng phương pháp này điển hình là những dòng máy định vị cầm tay thương hiệu Garmin.
  • Định vị tuyệt đối chính xác: Phương pháp này còn được gọi là PPP (viết tắt từ Precise Point Positioning). Kỹ thuật định vị này sử dụng một máy thu tín hiệu để xác định tọa độ không gian của vị trí đặt máy trong hệ tọa độ ITRF hoặc WGS-84.

Đối với phương pháp định vị tuyệt đối, không có bất kỳ phương pháp nào được sử dụng để giảm sự ảnh hưởng từ các nguồn sai số của tín hiệu GNSS. Do đó, phương pháp này ít được sử dụng trong ngành đo đạc trắc địa yêu cầu độ chính xác cao.

Tuy nhiên, hiện nay Trimble đã phát triển Công nghệ RTX với mục tiêu nâng cấp độ chính xác của phương pháp định vị tuyệt đối. So với phương pháp định vị tuyệt đối thông thường (thường được sử dụng trên máy định vị cầm tay), công nghệ RTX được trang bị trên các dòng máy thu GNSS mới nhất của Trimble như Trimble Catalyst DA2, Trimble R780,… với độ chính xác đạt đến centimet thay vì mét như phương pháp thông thường.

So sánh phương pháp đo GNSS tuyệt đối thông thường và sử dụng công nghệ RTX:

Phương pháp định vị tuyệt đối thông thường Phương pháp định vị tuyệt đối với công nghệ RTX
– Sử dụng tín hiệu trên hai tần số L1 và L2. – Sử dụng tín hiệu trên tần số L5, giúp giảm thiểu sai số.
– Độ chính xác đơn vị mét. – Độ chính xác đạt đơn vị centimet.
– Cần nhiều thời gian đo và thu thập dữ liệu hơn so với công nghệ RTX. – Thời gian đo và thu thập dữ liệu được rút ngắn hơn so với phương pháp thông thường (nhanh nhất là 4 phút).

Mô tả hoạt động của phương pháp định vị tuyệt đối ứng dụng công nghệ Trimble RTX.

Mô tả hoạt động của phương pháp định vị tuyệt đối ứng dụng công nghệ Trimble RTX.

– Phương pháp định vị tương đối

Phương pháp định vị tương đối là xác định vị trí tương đối (hiệu tọa độ) của những cặp điểm quan sát trong hệ tọa độ Trái Đất. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng khoảng cách giả hay các trị pha sóng tải. Thế nhưng, thông thường, để thu thập được kết quả đo chính xác, người ta sẽ kết hợp cả 2 cách và đôi khi cần sử dụng thêm cả trị đo Doppler để có thể hỗ trợ giải nhanh số nguyên đa trị.

Đối với phương pháp đo GNSS tương đối, kết quả thu được có độ chính xác rất cao. Do đó, phương pháp này thường được sử dụng phổ biến cho các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác, tin cậy cao, chẳng hạn như: Xây dựng lưới khống chế quốc gia, những mạng lưới chuyên dụng như lưới trắc địa công trình, nghiên cứu địa động,….

Phương pháp đo GNSS tương đối được chia làm 2 loại, đó là:

  • Đo tĩnh (Static): Sử dụng ít nhất 3 thiết bị GNSS. Các thiết bị thu tín hiệu GNSS đều được đặt cố định tại các điểm mốc trong một khoảng thời gian đủ dài và có thể thu tín hiệu cùng lúc. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến để đo đạc mạng lưới trắc địa hay các mạng lưới chuyên dụng nhằm phục vụ cho công tác xác định độ chuyển dịch và quan trắc. Có thể sử dụng máy 1 tần số hoặc 2 tần số.
  • Đo động thời gian thực (Real-Time Kinematic): Phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt cố định một máy thu tại vị trí điểm đã biết tọa độ, cao độ (được gọi là trạm cơ sở – trạm Base); máy thứ hai có thể được di chuyển trong quá trình thực hiện đo (được gọi là trạm động – Rover). Thông thường, với phương pháp này, thời gian thu tín hiệu chỉ mất từ một vài giây cho đến một vài phút. Bắt buộc phải sử dụng máy 2 tần số.
Mô tả hoạt động của phương pháp đo GNSS RTK (phương pháp đo động thời gian thực).

Mô tả hoạt động của phương pháp đo GNSS RTK (phương pháp đo động thời gian thực).

Hiện nay, khi số lượng các trạm tham chiếu cố định được xây dựng nhiều hơn, tạo thành một mạng lưới giúp hỗ trợ thu thập tín hiệu vệ tinh GNSS, thì phương pháp đo động thời gian thực cũng được sử dụng phổ biến hơn.

Một số dòng máy định vị đang được sử dụng phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy định vị khác nhau như máy định vị cầm tay, máy định vị GNSS RTK,… Do đó, tùy vào mục đích, ngân sách và nhu cầu sử dụng, người dùng có thể lựa chọn máy đo GNSS sao cho phù hợp nhất.

– Máy định vị cầm tay:

Máy định vị cầm tay là thiết bị định vị hoạt động dựa trên phương pháp định vị tuyệt đối. Bên cạnh đó, khi nhắc đến máy định vị cầm tay, không thể không nhắc đến thương hiệu Garmin. Garmin được xem là đơn vị tiên phong trong ngành công nghiệp hàng hải với các sản phẩm định vị vệ tinh vượt trội trong suốt khoảng ba thập kỷ qua. Hiện nay, một số dòng máy định vị cầm tay Garmin được tin dùng có thể kể đến như:

  • Garmin GPSMAP 65s/66s/79s.
  • Garmin Montana 700.
  • Garmin eTrex 22x.
  • ..v..v..

– Máy định vị GNSS RTK:

Các dòng máy định vị RTK thực hiện định vị dựa trên phương pháp định vị tương đối. Trên thị trường, Trimble hiện nay đang là thương hiệu dẫn đầu trong việc cung cấp và phát triển về cả phần mềm lẫn phần cứng cho các máy định vị GNSS RTK. Một số dòng máy định vị GNSS RTK Trimble được đánh giá cao như:

  • Trimble Catalyst DA2
  • Trimble R12/R12i
  • Trimble R780
  • Trimble R4s
  • ..v..v..

Đất Hợp với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị định vị GNSS chất lượng cao và đang là đơn vị đại diện cho thương hiệu Trimble,…tại Việt Nam. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp định vị, cũng như các thiết bị sử dụng phù hợp với nhu cầu, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: Công nghệ RTX là gì? Kết hợp công nghệ RTK và RTX trong định vị vệ tinh