Báo hiệu dẫn luồng là loại báo hiệu thường gặp khi lưu thông hàng hải. Nhằm giúp báo hiệu dẫn luồng hoạt động hiệu quả và đảm bảo được an toàn cho tàu thuyền trên biển, quy định về thông số kỹ thuật của báo hiệu dẫn luồng đã được ban hành. Bài viết dưới đây Đất Hợp sẽ cung cấp những quy định thông số kỹ thuật cơ bản của báo hiệu dẫn luồng.
Báo hiệu dẫn luồng là gì?
Báo hiệu dẫn luồng là một tên gọi chung dành cho các loại báo hiệu như báo hiệu hàng hải AIS, báo hiệu hướng luồng chính, báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu vùng nước an toàn, báo hiệu phương vị, báo hiệu chuyên dùng, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện hay báo hiệu chướng ngại vật biệt lập.
Báo hiệu dẫn luồng được thành nhiều loại với chức năng khác nhau, cụ thể như:
- Báo hiệu hai bên luồng, bao gồm:
+ Báo hiệu phía trái luồng: Báo hiệu cho giới hạn luồng bên phía trái, tàu thuyền được di chuyển phía bên phải của báo hiệu.
+ Báo hiệu phía phải luồng: Báo hiệu cho giới hạn luồng bên phía phải, tàu thuyền được di chuyển phía bên trái của báo hiệu. - Báo hiệu hướng luồng chính.
- Báo hiệu phương vị, bao gồm:
+ Báo hiệu an toàn phía Đông.
+ Báo hiệu an toàn phía Tây.
+ Báo hiệu an toàn phía Nam.
+ Báo hiệu an toàn phía Bắc. - Báo hiệu vùng nước an toàn.
- Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập.
- Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện.
- Báo hiệu chuyên dùng.
Quy định thông số kỹ thuật của báo hiệu dẫn luồng
Báo hiệu dẫn luồng được quy định thông số kỹ thuật cụ thể tại QCVN 20:2015/BGTVT. Các quy định cụ thể như sau:
– Kích thước của báo hiệu dẫn luồng và biển báo lắp trên tín hiệu
Báo hiệu dẫn luồng cần phải có kích thước đảm bảo cho người quan sát có thể nhận thấy được báo hiệu tại khoảng cách thiết kế.
Bên cạnh đó, kích thước của biển báo được lắp trên báo hiệu phải được xác dụng tương ứng so với khoảng cách quan sát hữu dụng tối đa trong các điều kiện tầm nhìn tối thiểu. Biển báo được sử dụng ban ngày trên các tiêu sẽ có hình chữ nhật đứng ở tỷ lệ 2:1. Đối với phao báo hiệu thì sẽ dựa vào tầm hiệu lực theo yêu cầu cũng như hình dạng của phao để thiết kế sao cho phù hợp.
– Màu sắc của báo hiệu dẫn luồng
Màu sắc thông thường sử dụng dành cho báo hiệu hàng hải là những màu đỏ, vàng, xanh lục hay trắng và đen. Những màu sắc này cần phải phù hợp đối với tiêu chuẩn của Ủy ban chiếu sáng quốc tế (CIE). Ngoài ra, màu sắc này phải phù hợp với giới hạn màu được quy định trong bảng dưới đây:
Bảng đặc điểm và giới hạn của màu thông thường trong báo hiệu dẫn luồng hàng hải
Màu | Đường biên | Phương trình đường biên | Hệ số độ chói | |
Nhỏ nhất | Lớn nhất | |||
Đỏ | Tía Trắng Da cam |
y = 0,345 – 0,051x y = 0,910 – x y = 0,314 + 0,047x |
0,07 | – |
Da cam | Đỏ Trắng Vàng |
y = 0,265 + 0,205x y = 0,910 – x y = 0,207 + 0,390x |
0,20 | – |
Vàng | Da cam Trắng Xanh lục |
y = 0,108 + 0,707x y = 0,910 – x y = 1,35x – 0,093 |
0,50 | – |
Xanh lục | Vàng Trắng Xanh (ưu tiên) Xanh (thường) |
y = 0.313 y = 0,243 + 0,670x y = 0,636 – 0,982x y = 0,493 – 0,524x |
0,10 | – |
Xanh da trời | Xanh lục Trắng Tía |
y = 0,118 + 0,675x y = 0,700 – 2,30x y = 1,65x – 0,187 |
0,07 | – |
Trắng | Tía Xanh da trời Xanh lục Vàng |
y = 0,010 + x y = 0,610 – x y = 0,030 + x y = 0,710 – x |
0,75 | – |
Đen | Tía Xanh da trời Xanh lục Vàng |
y = x – 0,030 y = 0,570 – x y = 0,050 + x y = 0,740 – x |
– | 0,03 |
Màu huỳnh quang được sử dụng trong báo hiệu dẫn luồng hàng hải là những màu đỏ, vàng và xanh lục. Những màu này được ứng dụng cho những trường hợp đặc biệt, đòi hỏi khả năng nhận biết cao.
Bảng đặc điểm và giới hạn của màu huỳnh quang trong báo hiệu dẫn luồng hàng hải
Màu | Đường biên | Phương trình đường biên | Hệ số độ chói nhỏ nhất |
---|---|---|---|
Đỏ | Tía Trắng Da cam |
y = 0,345 – 0,051x y = 0,910 – x y = 0,314 + 0,047x |
0,25 |
Da cam | Đỏ Trắng Vàng |
y = 0,345 – 0,051x y = 0,910 – x y = 0,314 + 0,047x |
0,40 |
Vàng | Da cam Trắng Xanh lục |
y = 0,108 + 0,707x y = 0,910 – x y = 1,35x – 0,093 |
0,60 |
Xanh lục | Vàng Trắng Xanh (ưu tiên) Xanh (thường) |
y = 0.313 y = 0,243 + 0,670x y = 0,636 – 0,982x y = 0,493 – 0,524x |
0,25 |
– Dấu hiệu đỉnh của báo hiệu dẫn luồng
- Dấu hiệu đỉnh hình nón:
Chiều cao của dấu hiệu đỉnh được tính từ đáy đến đỉnh cần phải xấp xỉ khoảng 90% so với đường kính đáy hình nón. Đặc biệt, đối với báo hiệu phương vị, khoảng cách giữa những dấu hiệu đỉnh cần phải xấp xỉ khoảng 50% được kính của đáy hình nón.
Ngoài ra, khoảng trống của phương đứng giữa vị trí thấp nhất của dấu hiệu đỉnh đến những phần khác của báo hiệu phải tối thiểu bằng 35% đường kính của đáy hình nón. Đối với phao báo hiệu, đường kính đáy của dấu hiệu đỉnh bằng trong khoảng 25 đến 30% đường kính phao tính tại đường mặt nước.
- Dấu hiệu đỉnh hình trụ:
Dấu hiệu đỉnh hình trụ có chiều cao bằng từ 1 đến 1,5 lần so với đường kính đáy trụ. Khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ điểm thấp nhất của dấu hiệu đỉnh đến tất cả những phần khác phải bằng tối thiểu 35% đường kính của hình trụ. Đối với phao, đường kính đáy dấu hiệu đỉn cần phải bằng 25 đến 35% của đường kính phao tại mặt nước.
- Dấu hiệu đỉnh hình cầu:
Đối với báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, khoảng cách giữa những dấu hiệu đỉnh phải xấp xỉ 50% so với đường kính của chúng. Đối với phao, đường kính của dấu hiệu đỉnh phải bằng tối thiểu 20% đường kính phao tại mặt nước. Đồng thời, khoảng trống theo phương đứng giữa vị trí thấp nhất của dấu hiệu đỉnh tính đến những phần khác của báo hiệu phải bằng tối thiểu 35% đường kính hình cầu.
- Dấu hiệu đỉnh hình chữ X:
Dấu hiệu đỉnh hình chữ X có các cánh chéo nhau trong phạm vi hình vuông, với chiều dài cạnh hình vuông xấp xỉ 1/3 so với đường kính phao tại mặt nước. Chiều rộng của chữ X trong khoảng 15% so với cạnh hình vuông.
Ngoài ra, đối với mỗi loại báo hiệu dẫn luồng khác nhau sẽ có những tác dụng và mục đích khác nhau. Do đó, mỗi loại báo hiệu dẫn luồng sẽ được quy định, yêu cầu về kích thước, màu sắc hay vị trí, đặc điểm nhận dạng khác nhau. Xem chi tiết: Báo hiệu hàng hải được quy định như thế nào?>>>
Mọi thắc mắc về báo hiệu dẫn luồng, cũng như báo hiệu hàng hải, quý khách hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: 5 nhóm “báo hiệu hàng hải” thông dụng hiện nay